tailieunhanh - Tiifm hiểu về Thông liên thất

Đại cương: - Tần suất: 25 % các bệnh tim bẩm sinh. - Cần gửi khám chuyên khoa tim mạch ngay khi phát hiện triệu chứng. | Thông liên thất I. Đại cương - Tần suất 25 các bệnh tim bấm sinh. - Cần gửi khám chuyên khoa tim mạch ngay khi phát hiện triệu chứng. - Thông liên thất TLT lỗ nhỏ hay gặp tiến triển chậm có thể tự đóng. - TLT lỗ rộng gây ảnh hưởng đến hô hấp ngay ở những tháng đầu sau đẻ thậm trí có thể dẫn đến tăng áp lực phoi cố định rất sớm. - Dù kích thước lỗ thế nào cũng có đặc điểm Xu thế tự hẹp dần lỗ thông Nguy cơ Osler Nguy cơ gây hở van động mạch chủ ĐMC với thể TLT cao Nguy cơ hình thành hẹp dưới van động mạch phổi ĐMP . - Điều trị bằng phẫu thuật với tỉ lệ tử vong thấp. II. Bệnh căn TLT thường là 1 trong số nhiều dị tật bấm sinh khác. Tỉ lệ gặp cao khi - Bất thường nhiễm sắc thể đặc biệt nhiễm sắc thể số 21. - Mẹ nghiện rượu khi mang thai. III. Giải phẫu và sinh lí TLT là sự thiếu hụt 1 vùng nào đó trên vách liên thất tạo sự thông thương giữa buồng thất phải TP và thất trái TT . Do sự chênh áp lực trong 2 buồng thất thì tâm thu nên sẽ có shunt trái - phải làm tăng lưu lượng máu lên phổi về nhĩ trái NT và TT gây hậu quả bệnh lí đường hô hấp dãn NT TT và các ĐMP rồi tăng áp lực động mạch phổi. Tăng áp lực ĐMP sẽ dẫn đến quá tải TP và dầy thành các tiểu ĐMP cuối cùng sẽ dẫn đến bệnh tăng áp ĐMP cố định. Xác định vị trí lỗ TLT dựa trên siêu âm 2 bình diện. Việc xác định vị trí lỗ thông là quan trọng để lựa chọn đường mở tim khi phẫu thuật hơn nữa tuỳ theo vị trí lỗ thông trên vách liên thất mà có những thương tổn phối hợp khác nhau. Tiến triển của TLT có thể tự đóng kín hoặc hẹp bớt lại nhất là 1 tuổi. Thường phân làm 4 vị trí

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.