tailieunhanh - Báo cáo " Bàn về việc đổi mới tên gọi chương trình nội dung môn học luật kinh tế "

Bàn về việc đổi mới tên gọi chương trình nội dung môn học luật kinh tế Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải trả theo tỉ lệ giảm dần tính trên thời gian điều trị, bảo hiểm xã hội chi trả theo tỉ lệ tăng dần tính trên thời gian điều trị, để vừa đảm bảo công bằng về quyền lợi cho người lao động, không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người sử dụng lao động và đồng thời tận dụng được sự an toàn của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl BÀN VỀ VIỆC ĐỔI MỚI TÊN GỌI CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG MÔN HỌC LUẬT KINH TẾ Từ lâu trong lí luận về pháp luật ở Việt Nam tồn tại nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm ngành luật nhất là các ngành luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Những quan điểm này trong quá khứ cũng như hiện nay chi phối khá nhiều đến chương trình giáo trình giảng dạy và ngay cả hoạt động lập pháp. Dưới ảnh hưởng của trường phái luật học Xô viết trước đây cũng như ảnh hưởng của các quan điểm của Đảng về xây dựng kinh tế việc coi luật kinh tế như là môn học ngành học theo mã số đào tạo sau đại học là xu hướng phổ biến. Tuy nhiên có thể thấy rằng quan điểm về luật kinh tế nhất là việc xác định mối quan hệ giữa nó với luật thương mại luật dân sự có nhiều điểm cẩn phải được làm rõ. Điều này có ý nghĩa đối với việc xây dựng chương trình đào tạo của Khoa pháp luật kinh tế nói riêng và của Trường đại học luật Hà Nội nói chung. Cẩn phải làm rõ các khái niệm trên về mặt học thuật tạo dẩn tư duy mới và cách tiếp cận mới đối với chúng. Trên cơ sở của quan niệm thống nhất về những khái niệm này chúng ta sẽ có định hướng tốt hơn cho việc đổi mới chương trình giáo trình đào tạo các lĩnh vực pháp luật kinh tế thương mại dân sự giảm tối đa sự chồng chéo mâu thuẫn sự trùng lặp. Chương trình đào tạo tốt sẽ góp phẩn tạo ra sự nhất quán trong hoạt động xây dựng pháp luật kinh tế. Để góp phẩn tạo ra sự PGS. TS. LÊ HỒNG HẠNH thống nhất này chúng tôi xin đề cập một số vấn đề sau đây. 1. Trước hết cẩn phải có sự thay đổi trong nhận thức về việc phân định ngành luật. Sự tồn tại của một hệ thống pháp luật được phân thành nhiều ngành luật khác nhau với những phương pháp điều chỉnh khác nhau đối tượng điều chỉnh khác nhau đã từng được coi là tiêu chí xác định tính hoàn thiện của nó. Thực tế này tồn tại khá lâu dài ở một số nước đặc biệt là các nước có truyền thống pháp luật XHCN. Việt Nam cũng ở trong tình trạng này. Sự phân chia hệ thống pháp luật theo các ngành cụ thể với những ranh giới không

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN