tailieunhanh - Arsenic - Một Hóa Chất Độc Hại Âm Thầm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Viễn ảnh ô nhiễm arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đang là một thực tế cần phải đối phó. Vấn đề hiện nay là phải cố tìm một phương cách giải quyết để cứu nguy những người nông dân chất phác trước khi vấn nạn nầy biến thành nguy cơ trầm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người dân như trường hợp ở Bangladesh. | Arsenic Một Hóa Chất Độc Hại Âm mi Ă 9 rA Ă T l w r l V 9 T Thầm ở Đông Băng Sông Cửu Long Viễn ảnh ô nhiễm arsenic trong nguôn nước sinh hoạt ở Việt Nam đặc biệt là vùng Đông Băng Sông Cửu Long đang là một thực tế cần phải đối phó. Vấn đề hiện nay là phải cố tìm một phương cách giải quyết để cứu nguy những người nông dân chất phác trước khi vấn nạn nầy biến thành nguy cơ trầm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người dân như trường hợp ở Bangladesh. Là một chuyên viên trong việc quản lý và xử lý môi trường tại Hoa kỳ trên 20 năm chúng tôi đã hăng lưu tâm đến những vấn đề môi sinh liên quan đến ô nhiễm nguôn nước đất và không khí. Nhưng từ khi Hội nghị Thượng đỉnh về Toàn cầu hóa tại Rio de Janeiro năm 1992 tại Ba Tây vấn đề Việt Nam trở thành ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong nghiên cứu. Năm 1997 chúng tôi đã đọc bài tham luận về tình trạng ô nhiễm nguôn nước ở thành phố Hô chí Minh trong ngày Đại hội của Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam VAST tại khách sạn Hyatt Garden Grove. Tiếp theo đó trong năm 1998 chúng tôi đã cảnh báo vấn nạn DDT và nitrate hiện diện trong nguôn nước ở Đông Băng Sông Cửu Long. Và sau cùng ô nhiễm arsenic trong nguôn nước trở thành trọng tâm của chúng tôi sau khi vấn đề arsenic ở Bangladesh và Tây Ân Độ đã được thế giới xem như là một thảm nạn của thế kỷ. Thảm nạn nầy ảnh hưởng lên hơn 50 triệu người sống trong vùng sau hơn 25 năm được UNICEF tài trợ khoan đào hơn 4 triệu giếng với mục đích để cho người dân có nguôn nước sạch. Qua kinh nghiệm ở Bangladesh arsenic đã năm yên trong trầm tích cho đến khoảng 1960. Vì muốn tránh cho người dân bị nhiễm do vi trùng dịch tả thương hàn kiết lỵ các cơ quan viện trợ quốc tế qua UNICEF đã khích lệ việc dùng nước giếng để giải quyết vấn nạn do các bệnh tật gây ra. Nhưng từ đó hệ lụy trước mắt là thảm nạn arsenic bộc phát vào những năm 90 tại nơi nầy. Nguyên nhân ô nhiễm arsenic Sông Hằng hà Ganges bắt nguồn từ rặng Hy Mã Lạp sơn mang phù sa xuống đồng bằng hạ lưu là Bangladesh hiện tượng nầy cũng tương tự .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN