tailieunhanh - Tính chất hôn nhân, gia đình của người Cơ-ho ở xã Đạ Knàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng - Bùi Minh Đạo

Bài viết "Tính chất hôn nhân, gia đình của người Cơ-ho ở xã Đạ Knàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng" trình bày thực trạng hôn nhân, gia đình của người Cơ-ho ở xã Đạ Knàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, góp bàn về lịch sử và tính chất hôn nhân gia đình của người Cơ-ho. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Lịch sử văn hóa. | 30 Bùi Minh Đạo TÍNH CHẤT HÔN NHÂN GIA ĐỈNH CỦA NGƯỜI CƠ-HO Ở XÃ ĐẠ KNÀNG HUYỆN ĐAM RÔNG TỈNH LÂM ĐỎNG 1. Đặt vấn đề Cơ-ho là dân tộc thiểu số nói ngôn ngữ Môn - Khơ me có dân số lớn ở Việt Nam sinh sổng tập trung ở tỉnh Lâm Đồng sổ còn lại phân bố tại miền núi cảc tỉnh Bình Thuận Khánh Hoà và Ninh Thuận. Bàn về tính chất hôn nhân gia đình của dân tộc Cơ-ho từ trước đến nay các ý kiến đều thống nhất cho rằng Cơ-ho là dân tộc theo chế độ mẫu hệ. Chẳng hạn sách Các dãn tộc. ít người ở Việt Nam các tỉnh phía nam trong chuyên mục về Dân tộc Cơ-ho viết Cho đến nay ở người Cơ-ho vẫn tồn tại hai hình thức gia đình là gia đình lớn mẫu hệ và gia đình nhỏ mẫu hệ Viện Dân tộc học 1984 tr. 118 sách Dân tộc Cơ-ho ở Việt Nam phần về Dòng họ hôn nhân và gia đình viết Người Cơ-ho là dân tộc theo chế độ hôn nhân và gia đình mẫu hệ trong đó đặc trưng nổi bật là con cái sinh ra mang họ mẹ Bùi Minh Đạo 2003 tr. 112-113 sách Người Cơ ho ở Lâm Đồng nghiên cứu nhân học về dân tộc và văn h âj trong các trang viết về dòng họ hôn nhân gia đình đều khẳng định người Cơ-ho theo chế độ hôn nhân gia đình mẫu hệ Phan Ngọc Chiến 2005 tr. 77 83 86 88 102 tác giả Phan An trong bài viết Những nhà khoa học Xô Viết và Nga nghiên cứu dân tộc Cơ ho ở Lâm Đồng cũng thông báo quan điểm cùa nhà dân tộc học Nga Valôđia Xikarev 1993 Giữa các nhóm Cơ-ho BÙI MINH ĐẠO Mnông và một vài phân nhỏm khác như Xtiêng vùng thấp vẫn còn duy trì chế độ mẫu hệ. Sự khác nhau giữa Cơ-ho và Mạ là cách tính quan hệ thân tộc theo mẫu hệ và phụ hệ trong đó người Mạ thuộc phụ hệ Phan Ngọc Chiến 2005 tr. 207 . Kết luận nói trên đều căn cứ từ những tài liệu dân tộc học về dòng họ hôn nhân gìa đình đưưng thời của người Cơ-ho. vấn đề đặt ra lâu nay nhưng chưa được làm sáng tỏ là cùng cư trú trên địa bàn Tây Nguyên cùng nói ngôn ngữ Môn - Khơ me nhưng tại sao 6 dân tộc ở Bắc Tây Nguyên duy trì chế độ hôn nhân gia đình song hệ còn dân tộc Cơ-ho lại duy trì chế độ hôn nhân gia đình mẫu hệ Mở rộng ra xét về lịch sử và tính chất chế độ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN