tailieunhanh - Cơ chế ứng phó với tình trạng khan hiếm lương thực tại cộng đồng người Thái và Khơ-mú ở vùng cao tỉnh Nghệ An, Việt Nam: Từ góc nhìn kinh tế học - Nguyễn Quang Tân

Bài viết "Cơ chế ứng phó với tình trạng khan hiếm lương thực tại cộng đồng người Thái và Khơ-mú ở vùng cao tỉnh Nghệ An, Việt Nam: Từ góc nhìn kinh tế học" nghiên cứu tập trung vào khía cạnh kinh tế liên quan đến khan hiếm lương thực của cộng đồng người Thái và Khơ-mú ở vùng cao tỉnh Nghệ An, Việt Nam. . | Tạp chí Dân tộc học số 1 2- 2009 31 cơ CHÊ ÚNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM LƯƠNG THỤC TẠI CỘNG ĐỔNG NGƯỜI THÁI VÀ KHO-MÚ Ở VÙNG CAO TỈNH NGHỆ AN VIỆT NAM TƯ GÓC NHÌN KINH TẾ HỌC 1. Đặt vấn đề Khan hiếm lương thực là một vấn đề liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau trong đó kinh tế là một trong những yếu tố được coi là truyền thống. Nhìn một cách tổng quát hơn khan hiểm lương thực vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả cùa các yếu tố mang tính xã hội khác như nhân lực chăm sóc sức khỏe thể chế và văn hóa. Với sự tài trợ của quỹ Rockefeller từ tháng 9 2005 Viện Dân tộc học Việt Nam đã tiến hành một nghiên cứu với tiêu đề Cơ chế ứng phó với tình trạng khan hiếm lương thực cùa các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam và CHDCND Lào Nâng cao năng lực và hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dân tộc học Việt Nam và Viện Nghiên cứu Văn hoá Lào . Đây là một nghiên cứu liên quốc gia mang tính đa ngành. Tại Việt Nam dự án xem xét tình trạng khan hiếm lương thực tại hai cộng đồng dân tộc Thái và Khơ-mú tại tinh Nghệ An với mục tiêu góp phần giúp cho người dân nghèo ở vùng cao duy trì bền vững tình trạng an toàn lương thực và nâng cao chất lượng cuộc sống cùa mình trong tương lai Viện Dân tộc học 2005 . Báo cáo này là một phần của nghiên cứu được đề cập ở trên. Nội dung báo cáo tập trung vào khía cạnh kinh tế liên quan đến khan hiếm lương thực của người dân địa phương xoay quanh ba câu hòi 1 Ai là NGUYỄN QUANG TÂN ngườỉ khan hiếm lương thực Khan hiếm như thế nào 2 Yếu tổ kinh tế nào vốn con người tài chính tài nguyên và tài sản liên quan tình trạng khan hiếm lương thực của họ và 3 Giải pháp kinh tế nào để giúp họ thoát khỏi tình trạng khan hiếm lương thực 2. Phương pháp nghiền cứu Theo quy định của Tổng cục Thống kê mức đói hoặc thiếu ăn để xác định bộ phận dân số thiếu lương thực trong một vài tháng của một năm và thường phải vay mượn để sống và không có khả năng hoàn trả. Trong thời gian 2000-2004 chuẩn nghèo lương thực cho vùng nông thôn được xác định là dưới 112 nghìn đồng thu nhập .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN