tailieunhanh - Tạp chí khoa học: Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội học

Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm tội phạm, khái niệm tội phạm học trong khoa học, tác giả đã xây dựng khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học. Ngoài ra, cũng để chứng minh rằng, phòng ngừa tội phạm là một bộ phận cấu thành cơ bản của lý luận tội phạm học. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) 185-199 Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học Trịnh Tiến Việt** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 8 năm 2008 Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm tội phạm, khái niệm tội phạm học trong khoa học, tác giả đã xây dựng khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học. Ngoài ra, cũng để chứng minh rằng, phòng ngừa tội phạm là một bộ phận cấu thành cơ bản của lý luận tội phạm học. 1. Đặt vấn đề* Từ trước đến nay, đấu tranh chống tội phạm được tiến hành theo phương châm: nhanh chóng và kịp thời phát hiện tội phạm, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội, trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội, hình thành thói quen phản ứng tích cực và hưởng ứng của Nhà nước và xã hội đối với tội phạm. Do đó, phòng ngừa tội phạm chính là một trong những nội dung quan trọng và chiếm một vị trí đặc biệt của lý luận về tội phạm học. Nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm chính là nghiên cứu cơ sở, nền tảng và điểm xuất phát để tiếp tục nghiên cứu những nội dung khác trong lý luận tội phạm học. Cho nên, phòng ngừa tội phạm vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của tội phạm học, vừa là mục tiêu, chức năng cơ bản của tội phạm học. Hơn nữa, suy cho cùng thì mục đích của ngành khoa học về tội phạm học chính là để phòng ngừa tội phạm, để cho tội phạm không xảy ra, không gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trước khi đưa ra khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học cần phải làm sáng tỏ hai nội dung “tội phạm” với tư cách là đối tượng phòng ngừa và “tội phạm học” với tư cách là hệ thống bao gồm các bộ phận khác nhau mà lý luận về phòng ngừa tội phạm chính là một bộ phận cấu thành trong đó. 2. Khái niệm tội phạm và khái niệm tội phạm học Tội phạm - là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng. Cho nên, để .