tailieunhanh - Những trụ cột chính trị - xã hội của chính quyền Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1963)

Bài viết này trình bày những trụ cột chính trị - xã hội của chính quyền Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1963). Nội dung chính của bài viết gồm có 4 phần, đó là: Chế độ gia đình trị họ Ngô, cần lao Nhân vị Cách mạng đảng, phong trào Cách mạng Quốc gia, giáo dân Công giáo di cư. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một số 3 22 - 2015 NHỮNG TRỤ CỘT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ nHấT Cộng hòa ở miền Nam việt nam 1954 - 1963 Phạm Thúc Sơn Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Chính quyền Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam 1954 - 1963 đã xây dựng và tạo ra nền tảng chính trị - xã hội gồm chế độ gia đình trị họ Ngô giáo dân Công giáo di cư Đảng Cần lao Nhân vị và Phong trào Cách mạng Quốc gia. Đây là những trụ cột về chính trị - xã hội tồn tại từ 1955 cho đến 1963 khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Đảng Cần lao Nhân vị và Phong trào Cách mạng Quốc gia tập hợp lực lượng tạo cơ sở xã hội cho chế độ chống lại các lực lượng đối lập giúp Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại. Hai tổ chức này một chìm một nổi cộng với việc giao những vị trí then chốt trong Đảng Cần lao Nhân vị trong chính quyền cho những người trong gia đình và lực lượng giáo dân di cư từ miền Bắc vào đã trở thành chỗ dựa chính trị - xã hội của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa. Chỗ dựa chính trị - xã hội của chính quyền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam Việt Nam giúp Ngô Đình Diệm làm tròn vai trò của mình trên sân khấu chính trị thâu tóm quyền lực mà vẫn rêu rao cái gọi là độc lập dân chủ ở miền Nam Việt Nam. Từ khóa gia đình trị cần lao nhân vị cách mạng quốc gia 1. Chế độ gia đình trị họ Ngô Gia đình nhà họ Ngô và thông gia của nhà họ Ngô là họ Trần là những người ủng hộ cho chế độ Việt Nam Cộng hòa. Gia đình nhà họ Ngô có 5 anh em trai trừ anh cả là Ngô Đình Khôi - nguyên tổng đốc Quảng Nam dưới thời thuộc Pháp - đã bị nhân dân Huế xử tử hồi Cách mạng tháng Tám 1945 Ngô Đình Diệm còn 4 anh em đều được sử dụng trong bộ máy cai trị của chính quyền ở các cấp độ mức độ khác nhau. Anh thứ 2 là Ngô Đình Thục Giám mục Vĩnh Long sau đó được thăng chức Tổng giám mục Huế. Trong thời gian học trường Truyền giáo ở Roma Ngô Đình Thục đã làm quen với Francis Spellman và sau này là Hồng y Tổng giám mục New York Tổng tuyên úy Quân đội Mỹ một người khét tiếng chống cộng 1 . Năm 1950 Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm đi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN