tailieunhanh - Phương pháp truyền giáo của đạo Tin Lành trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng trước năm 1975

Bài viết này tập trung nghiên cứu và phân tích những đặc điểm phương pháp truyền giáo và phát triển tín đồ của đạo Tin Lành, nhằm góp phần lý giải nguyên nhân du nhập thành công của tôn giáo này vào vùng dân tộc thiểu số bản địa ở Lâm Đồng giai đoạn trước năm 1975. | Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một số 3 22 - 2015 PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở LÂM ĐỒNG TRƯỚC NĂM 1975 Mai Minh Nhật Trường Đại học Đà Lạt TÓM TẢT Truyền giáo để phát triển tín đồ là một trong những quan tâm hàng đầu của tất cả các tôn giáo. Mỗi tôn giáo có những phương pháp truyền đạo riêng tùy vào từng giai đoạn từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Dựa trên nguồn tài liệu điền dã kết hợp với một số tư liệu đã công bố của các nhà nghiên cứu bài báo này trình bày một số đặc điểm về phương pháp truyền giáo của đạo Tin Lành hệ phái CMA trong cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa tại Lâm Đồng trước năm 1975. Kết quả của bài viết góp phần vào việc nghiên cứu đạo Tin Lành ở Tây Nguyên - một vấn đề được giới khoa học quan tâm hiện nay. Từ khóa Tin Lành truyền giáo dân tộc thiểu số Lâm Đồng 1. Đặt vấn đề Năm 1929 đạo Tin Lành có mặt tại Lâm Đồng. Đây là tôn giáo độc thần có nguồn gốc từ phương Tây với giáo lý và thực hành nghi lễ có nhiều khác biệt so với tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của các tộc người bản địa ở Lâm Đồng Cơ ho Mạ Chu ru . Mặt khác do một số trở ngại về điều kiện tự nhiên đặc điểm kinh tế - xã hội nên trong bước đường truyền bá vào các cộng đồng này đạo Tin Lành đã gặp không ít khó khăn. Tuy vậy đạo Tin Lành đã từng bước vượt qua trở ngại và gặt hái được những thành công đáng kể. Đến năm 1975 với khoảng tín đồ chiếm 43 tổng số tín đồ Tin Lành ở Tây Nguyên 1 52 tôn giáo này đã có tầm ảnh hưởng khá rộng và tạo dựng được vị thế nhất định trong đời sống xã hội của các tộc người này. Bài viết này tập trung nghiên cứu và phân tích những đặc điểm phương pháp truyền giáo và phát triển tín đồ của đạo Tin Lành nhằm góp phần lý giải nguyên nhân du nhập thành công của tôn giáo này vào vùng dân tộc thiểu số bản địa ở Lâm Đồng giai đoạn trước năm 1975. 2. Khái quát về lịch sử du nhập đạo Tin Lành vào các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng giai đoạn trước năm 1975 Từ khi đặt chân đến Việt Nam năm 1911 một trong những mối .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
3    124    1    23-12-2024