tailieunhanh - Bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm - Giáo án TNXH 3 - GV:Đ.T.Lý

Với bài soạn giáo án Không chơi các trò chơi nguy hiểm giúp học sinh kể tên một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác, biết nên và không nên chơi những, có thái độ không đồng tình, ngăn chặn những bạn chơi trò chơi nguy hiểm. | Tự nhiên và xã hội KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM I/ MỤC TIÊU : HS nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau,. Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ, an toàn. Đối với HS khá, giỏi: Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. *Kĩ năng sống: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác. -Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm. *Phương pháp sử dụng: -Thảo luận nhóm II/ CHUẨN BỊ: Các hình SGK/50;51. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Một số hoạt động ở trường. Hãy giới thiệu một số hoạt động ở trường mà bạn đã tham gia? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: không chơi các trò chơi nguy hiểm Hoạt động 1: một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác- HS quan sát hình SGK/50;51 sau đó hỏi và trả lời các câu hỏi với bạn. Bạn cho biết tranh vẽ gì? Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ? Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó? Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào? - Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp - GV kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại vận động giải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau . Hoạt động 2: lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường - HS trong nhóm lần lượt kể những trò chơi mình thường chơi ra chơi và thời gian nghỉ trưa. - Nhóm nhận xét trong số trò chơi đó, những trò chơi nào có ích và những trò chơi nào nguy hiểm. - GV phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi. 4. Củng cố- Dặn dò. - Khi ở trường, bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi gì? Tại sao? - Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” - Giáo viên nhận xét việc sử dụng thời gian ra chơi và thời gian nghỉ giữa giờ của học sinh lớp mình, nhắc nhở học sinh không nên chơi trò chơi nguy hiểm. - Chuẩn bị: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống: tìm hiểu nơi mình đang sống.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN