tailieunhanh - Tính biểu tượng trong nghệ thuật: Một vài cảm nhận về những sáng tác mới của các họa sĩ trẻ Việt Nam đương đại

Bài viết này nhấn mạnh đến một đặc tính quan trọng của nghệ thuật – tính biểu tượng – cùng vai trò và vị trí của nó trong sáng tạo nghệ thuật. Xa hơn, bài viết muốn đề cập đến đặc tính này dưới góc nhìn “lý thuyết nghệ thuật” dựa trên tính biểu tượng qua một số sáng tác của các họa sĩ trẻ Việt Nam đương đại. | Trong những gam màu đen tối của hàng giả, hàng nhái, hàng “độc hại” (trong đó có các sản phẩm nghệ thuật) đang thống lĩnh thị trường Việt Nam, việc “sống bằng nghề” để sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ, là một thách thức không nhỏ. Trong bối cảnh đó, người nghệ sĩ buộc phải “thắt lưng buộc bụng” để phục vụ nghệ thuật đích thực hoặc chạy theo những thị hiếu tầm thường để kiếm tiền. Sự “sa ngã” ở đây sẽ rất khó nhận thấy. Thậm chí, chính bản thân người nghệ sĩ có thể “tặc lưỡi” – kiếm một chút để lấy sức phục vụ nghệ thuật đích thực! Nhưng rồi sự trượt dài theo những thị hiếu tầm thường sẽ khiến anh ta “đánh mất mình” lúc nào không biết. Tới một lúc, họ chợt nhận ra “bút pháp” của mình biến đi đâu mất(?), chỉ còn lại các “thủ thuật mạo nghệ thuật” để kiếm tiền. Có thể nói, đối với người nghệ sĩ chân chính, họ chỉ có một con đường duy nhất để hành nghề, đó là sáng tạo nghệ thuật. Và sự sáng tạo ở đây chính là những tìm tòi và phát hiện mới. Người nghệ sĩ đích thực chỉ có thể thực sự “sống được” với nghề khi họ còn tìm tòi, còn sáng tạo. Sự sáng tạo đưa họ lên đỉnh vinh quang nhưng nghệ thuật của họ sẽ “chết” nếu họ không còn sáng tạo. Nói cách khác,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.