tailieunhanh - Tin học 11 - Bài 12: Kiểu xâu (chuỗi ký tự) - Huỳnh Bảo Thiên
Tin học 11 - Bài 12: Kiểu xâu chuỗi ký tự của tác giả Huỳnh Bỏa Thiên sẽ giới thiệu tới các bạn các vấn đề chính như sau: Khai báo chuỗi ký tự (String), các thao tác xử lý xâu (chuỗi). Mời các bạn cùng tìm hiểu nắm bắt nội dung thông tin tài liệu. | Bài 12: Kiểu xâu (Chuỗi kí tự) GV: Huỳnh Bảo Thiên I. Khai báo chuỗi kí tự (string) Ví dụ 1: Var Filename:String[20]; Hoten:String[24]; Que_quan:String; Ý nghĩa: Biến Filename thuộc kiểu chuỗi lưu trữ được tối đa 20 ký tự Biến Hoten thuộc kiểu chuỗi lưu trữ được tối đa 24 ký tự, có độ lớn là 25 byte Biến Que_quan thuộc kiểu chuỗi lưu trữ được tối đa 255 ký tự, có độ lớn 256 byte. Ví dụ 2: Giả sử biến Filename ở trên được gán giá trị: Filename:=‘’ V i d u 0 1 . p a s * * * * * * * * * * 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 . 20 Ký tự đầu tiên chứa độ dài của chuỗi Để tìm được độ dài của chuỗi ký tự ta dùng: Dodai:=ord(filename[0]); ->10 Ký tự “*” biểu diễn kí tự không xác định. II. Các thao tác xử lý xâu (chuỗi) Phép ghép xâu (cộng chuỗi): dấu + VD Var Filename:string[20]; Begin Filename:=‘’; Filename:=‘A:\’+Filename; Write(Filename); End. Kết quả xuất ra màn hình là A:\ II. Các thao tác xử lý xâu (chuỗi) So sánh chuỗi kí tự: =,,,= Khi so sánh 2 xâu kí tự, các kí tự của 2 xâu sẽ được so sánh từng cặp một từ trái qua phải theo giá trị của bảng mã ASCII. Xâu A lớn hơn xâu B nếu n hư ký tự đầu tiên khác nhau giữa chúng kể từ trái sang trong xâu A có mã ASCII lớn hơn Ví dụ: ‘FILENAME’ II. Các thao tác xử lý xâu (chuỗi) Viết ra màn hình: Dùng Write(St) hoặc Writeln(St) để xuất giá trị của chuỗi St ra màn hình. Nhập giá trị: Dùng Readln(St) để nhập giá trị cho biến chuỗi St. II. Các thao tác xử lý xâu (chuỗi) Mảng của chuỗi kí tự: program vidu; Uses crt; var i,dodai:integer; chuoi:string[24]; begin write('Nhap gia tri cho chuoi:'); readln(chuoi); dodai:=length(chuoi); for i:=1 to dodai do chuoi[i]:=UpCase(chuoi[i]); writeln('Chuoi in hoa ban vua nhap la:',chuoi); readln; end. II. Các thao tác xử lý xâu (chuỗi) Một số thủ tục chuẩn tương tác trên chuỗi: Length(St): Cho biết độ dài của chuỗi St. Ví dụ: St:=‘500 ky tu’; Length(St) sẽ cho kết quả là 9. Delete(St, vt, n): Xóa đi n kí tự kể từ vị trí (vt) trong chuỗi St. Ví dụ: St:=‘Filename’; Delete(St,2,3) thì St chỉ còn giá trị ‘Fname’ II. Các thao tác xử lý xâu (chuỗi) Insert(S1,S2,vt): Chèn xâu kí tự s1 vào trong xâu kí tự s2 kể từ vị trí (vt). Ví dụ: St:=‘Filename’; Obj:=‘123’; Insert(Obj,St,4); (khi đó St có giá trị ‘Fil123ename’) Str(Value, St): Chuyển đổi một số nguyên thành một chuỗi và được lưu vào biến St. Ví dụ: I:=1234; (với I là một số nguyên) Str(I,St); (Khi đó St có giá trị là chuỗi ‘1234’) II. Các thao tác xử lý xâu (chuỗi) Copy(St,vt,n): Sao chép n ký tự trong chuỗi St từ vị trí vt Ví dụ: St:=‘Filename’; St1:=Copy(S,3,4); (Khi đó St1 sẽ có giá trị là ‘lena’ Concat(St1,St2, ,Stn): Ghép nối tất cả các chuỗi St1,St2, Stn thành một chuỗi duy nhất. Lưu ý: nếu tổng chiều dài của St1+St2+ +Stn vượt qua 255 ký tự thì máy sẽ báo lỗi. II. Các thao tác xử lý xâu (chuỗi) Pos(s1,s2): cho ta vị trí đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2. Ví dụ: S2:=‘132456’; s1:=’24’; Pos(s1,s2); (cho kết quả là 3) Pos(‘4X’,S2); (cho kết quả là 0 vì không tìm thấy chuỗi ‘4X’ ở trong S2). Upcase(st): viết hoa chuỗi st THỰC HÀNH Ví dụ 1/71 Ví dụ 2/71 Ví dụ 3/71-72 Ví dụ 4/72 Ví dụ 5/72 BÀI TẬP CHUỖI BÀI 1: Viết chương trình nhập vào họ tên, quê quán, năm sinh và xuất ra thông báo họ tên, quê quán, tuổi của người đó (đã viết hoa). Tìm xem trong tên của người đó có bao nhiêu kí tự ‘a’.
đang nạp các trang xem trước