tailieunhanh - Đề tài: Tài chính công và mô hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Đề tài: Tài chính công và mô hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trình bày về giới thiệu chung và mô hình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương và Đà Nẵng. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết. | i TÀI CHÍNH CÔNG VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG1 TÓM TẮT Tình huống chính sách này xem xét 1 sự tương thích giữa mô hình tài chính công và mô hình phát triển kinh tế của hai địa phương là Bình Dương và Đã Nằng tài chính công phản ánh chiến lược phát triển KT-XH góp phần vào tổng thể chính sách phục vụ cho mục tiêu và chiến lược phát triển của địa phương như thế nào đem lại hệ quả gì cho địa phương 2 sự giống nhau và khác nhau về cấu trúc thu - chi ngân sách của Đà Nằng và Bình Dương dưới góc độ tính bền vững 3 những điều kiện cần để có thể xây dựng mô hình tài chính công như Bình Dương và Đà Nằng từ đó rút ra bài học cho các địa phương khác về huy động và phân bổ nguồn lực tài chính công một cách bền vững. 1 Tình huống này do Đặng Thị Mạnh biên soạn dưới sự hướng dẫn của Vũ Thành Tự Anh dựa trên những nghiên cứu và nguồn thông tin đã được công bố. Các nghiên cứu tình huống của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright được sử dụng làm tài liệu thảo luận trên lớp học chứ không nhằm mục đích ủng hộ hay phê bình đối với các chính sách cụ thể. copyright 2012 FETP. 2 1. Giới thiệu Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có hạ tầng cũng như hệ thống dịch vụ công kém phát triển. Về hạ tầng cứng theo Tổ chức Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam VNCI 2010 thì Cơ sở hạ tầng vẫn được các doanh nghiệp DN và các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận là một trong những rào cản lớn nhất đối với đầu tư và tăng trưởng của cả nước . Chỉ 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2010 đánh giá chất lượng đường giao thông là tốt 25 doanh nghiệp phàn nàn về trách nhiệm và tiến độ duy tu bảo dưỡng đường sá của các cơ quan chức năng VNCI 2011 . Về hạ tầng mềm hệ thống pháp lý và hành chính còn gây khó khăn và tốn thời gian cho doanh nghiệp dẫn đến việc trong nhiều trường hợp doanh nghiệp phải trả các chi phí không chính thức để bôi trơn cho hoạt động kinh doanh của mình. Theo báo cáo PCI 2010 có đến 21 doanh nghiệp trong nước và 18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN