tailieunhanh - Môn: Kế hoạch hóa

Nhằm giúp các bạn nắm bắt được mục tiêu, yêu cầu, nội dung tóm tắt của môn học Kế hoạch hóa, nội dung tài liệu môn "Kế hoạch hóa". Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đang học và nghiên cứu chuyên ngành.   | Môn: KẾ HOẠCH HÓA Mục tiêu Chỉ tiêu Chỉ số Nâng cao tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh Số học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi tăng 25% so với năm 2015 Số học sinh tham gia thi các môn tự nhiên Số học sinh tham gia thi các môn xã hội Số học sinh tham gia thi các môn phụ Năm 2016, 70% số học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi đạt giải Số học sinh đạt giải các môn chính: tự nhiên, xã hội Số học sinh đạt giải các môn phụ Tổng số học sinh tham gia kỳ thi Năm 2016, xếp hạng của trường tăng lên 3 bậc so với năm 2015 Tổng số học sinh đạt giải Tổng số học sinh tham gia Tổng số điểm đạt được của học sinh tham gia Nhiệm vụ: - Tăng cường các chính sách khuyến khích học sinh tham gia các kỳ thi HSG. - Nâng cao trình độ giảng dạy của giáo viên bồi dưỡng Giải pháp: - Nhà trường cần quán triệt đầy đủ sâu sắc các hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời tham mưu với cấp trên hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn. - Thường xuyên sinh hoạt chính trị để làm cho cán bộ giáo viên hiểu và nhận thấy được chất lượng giảng dạy và năng lực của giáo viên dùng để đo chính xác nhất là chất lượng học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi. - Vận động tuyên truyền sâu rộng cho phụ huynh, học sinh để họ nhận thấy vai trò của chất lượng học sinh mũi nhọn môn nào cũng rất quan trọng, phải cho học sinh thấy được vinh dự lớn lao khi đạt được thành tích cao trong các kỳ thi HSG - BGH nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG liên tục và kế thừa trong suốt các năm học với những nội dung: kế hoạch tuyển chọn đội tuyển; kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển. Xây dựng đội tuyển HSG phải theo các bước: Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng. Nên phát hiện, tuyển chọn ngay từ đầu cấp học, tổ chức kỳ thi HSG cấp trường đúng quy định và nghiêm túc. Khi được chọn, học sinh sẽ được bồi dưỡng liên tục. Qua các đợt kiểm tra sàng lọc, giáo viên có thể bổ sung một số học sinh mới thay cho học sinh không đạt yêu cầu trong quá trình bồi dưỡng. - Đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng cần bố trí suốt cấp học để nắm toàn bộ chương trình toàn cấp. Như thể giáo viên sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, nhờ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, giáo viên dạy bồi dưỡng là những giáo viên có trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiều học sinh giỏi các khối qua các năm, có kỹ năng sư phạm, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng và cầu tiến - Trong giờ bồi dưỡng, yêu cầu giáo viên phải kết hợp rèn luyện kỹ năng, luyện trí nhớ với các hoạt động độc lập, sáng tạo, tích cực và bồi dưỡng khả năng tự học của học sinh. - Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn để giáo viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm. - Nhà trường cần huy động sử dụng nguồn lực tổng hợp để mua sắm thêm trang thiết bị thí nghiệm cho các môn Lý, Hóa, Sinh, Địa, tranh ảnh để dạy các môn. Mua đủ SGK, tài liệu tham khảo, sách nâng việc bồi dưỡng HSG. - Vận động phụ huynh và các cá nhân doanh nghiệp đóng góp ủng hộ khuyến học, khuyến tài của nhà trường. Nên chọn 1 ngày để tổ chức gặp mặt truyền thống vinh danh các cá nhân tiêu biểu tại địa phương. - Nhà trường căn cứ kết quả học sinh giỏi các cấp để xét danh hiệu thi đua và giải thưởng về vật chất cho giáo viên.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN