tailieunhanh - Chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam
Bài viết Chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sử dụng mô hình Balassa để nhận biết lợi thế so sánh hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu và đề xuất kiến nghị chính sách cho vấn đề này. | Chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam LÊ TUẤN LỘC X ác định lợi thế so sánh là cơ sở quan trọng đê hoạch định chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia. Lợi thè so sánh thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế và việc nhận biết chúng có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng các chính sách thương mại quốc tê phù hợp. Bài viết sử dụng mô hình Balassa để nhận biết lợi thế so sánh hàng hóa xuất khẩu của_ Việt Nam chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu và đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm tận dụng hiệu quả lợi thế so sánh đế chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng công nghiệp hiện đại. Từ khóa lợi thế so sánh cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch lợi thế so sánh chuyến dịch cơ cấu xuất khẩu. Cùng vởi quá trình hội nhập quốc tế là thời kỳ bùng nổ xuất khẩu Việt Nam được xếp vào các quốc gia có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất thế giới vối mức tăng trưởng trung bình 25 năm trong giai đoạn 2001-2013. Chất lượng xuất khẩu cũng dần được cải thiện thời gian đầu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng hóa sử dụng nhiều lao động nhưng dần hàng hóa chế tác đã tăng dần trong cơ cấu xuất khẩu. Có thể lý giải sự thành công của hoạt động xuất khẩu là nhờ Việt Nam đã tận dụng hiệu quả được lợi thế so sánh của mình. Theo GS Trần Văn Thọ Những nưốc có thu nhập trung bình thành công trong việc leo lên các bậc thang phát triển để đuổi theo các nước tiên tiến thì cơ cấu lợi thê so sánh của các nước đó phải luôn thay đổi theo hướng tăng hàm lượng kỹ năng công nghệ cao 1. Việt Nam đã nhanh chóng vượt qua nhóm nước nghèo để trở thành nước thu nhập trung bình và mục tiêu sẽ trồ thành quốc gia công nghiệp phát triển trong thời gian tới. Do vậy nền kinh tế Việt Nam cần phải phát triển theo hướng dịch chuyển cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trình độ cao. Trong nghiên cứu này tác giả phân tích và làm rõ lợi thế so sánh của Việt Nam xu hướng chuyển địch lợi thế so sánhtrong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam .
đang nạp các trang xem trước