tailieunhanh - Ebook Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người: Phần 2 – NXB Lao Động Xã hội

Tiếp theo ở phần 1, phần 2 của ebook “Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người” sau đây giới thiệu tới bạn đọc một số quyền như: Quyền con người trong hoạt động tư pháp: Bảo vệ những người bị giam giữ hay cầm tù; an sinh xã hội- tiến bộ và phát triển; thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; hôn nhân; quyền về sức khỏe; tự do hội họp; nô lệ - các hoàn cảnh tương tự như nô lệ và lao động cưỡng bức; quyền của người di trú; quốc tịch, người không quốc tịch, người tị nạn; các tội phạm chiến tranh và tội ác chống nhân loại, bao gồm tội diệt chủng; Luật nhân đạo. Mời bạn cùng tham khảo. | 656 GIỚI THI ỆU CÁC VĂN KIỆN QUỐC TẾ V Ề QUYỀN CON NGƯỜI CHƯƠNG 9 QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP BẢO VỆ Những người BỊ GIAM Giữ hay cầm tù Ảnh Một trường hợp bị tra tấn ở Nam Phi. G iới thiệu 657 GIỚI THIỆU Quyền con người trong hoạt động tư pháp administration of justice hay còn gọi là quyền con người trong hoạt động tư pháp hoạt động tố tụng là một khái niệm dùng để chỉ những quyền liên quan đến hoạt động tư pháp. Quyền con người liên quan đến lĩnh vực này rất đa dạng nhưng đặc biệt quan trọng là những quyền dân sự cơ bản. Các quyền cơ bản có thể kể đến là quyền sống tự do an ninh cá nhân và quyền được xét xử công bằng. Quyền sống tự do và an ninh cá nhân bao hàm một tập hợp các bảo đảm tố tụng nhằm bảo vệ sự an toàn về tính mạng thân thể danh dự nhân phẩm và tự do của con người. Quyền này hàm chứa nhiều quyền cụ thể trong đó bao gồm quyền sống quyền được bảo vệ không bị tra tấn đối xử hay trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo hay hạ nhục quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hoặc nô dịch quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giữ tùy tiện và quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do. Tập hợp các quyền cụ thể này cùng với những bảo đảm về xét xử công bằng cấu thành một trong những mảng rất quan trọng của luật quốc tế về quyền con người mà thường được gọi là quyền con người trong hoạt động tố tụng. Nội dung cơ bản của các quyền là 1. Quyền sống right to life Quyền sống đầu tiên được đề cập trong Điều 3 UDHR Điều luật này gắn kết quyền sống với các khía cạnh có liên quan khác thành một quyền gọi là quyền sống tự do và an ninh cá nhân. Điều 6 ICCPR cụ thể hóa quy định về quyền sống theo đó Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện Khoản 1 . 2. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo hoặc hạ nhục Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 5 UDHR trong đó nêu rằng không ai bị tra tấn hay bị đối xử trừng phạt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN