tailieunhanh - ĐỜI SỐNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI CHĂM

lịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chămpa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bàlamôn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà. | ĐỜI SỐNG LỄ HỘI PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI CHĂM Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 3 aiậatỉte XM biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi Lịch sử Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ân Độ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chămpa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bàlamôn một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni . Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Đốc Tây Ninh An Giang Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam Hồi giáo mới. Hoạt động sản xuất Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới dệt thủ công và buôn bán nhỏ nghề nông chỉ là thứ yếu. Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với các dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã từng là nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử. An Người Chăm ăn cơm gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn nhỏ. Thức ăn gồm cá thịt rau củ do săn bắt hái lượm và chăn nuôi trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ phong tục cổ truyền. Mặc Nam nữ đều quấn váy tấm. Đàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm đang phát triển và thích ứng với kinh tế hàng hoá phục vụ đáng kể cho nhu cầu du khách khắp cả nước. ngực cài khuy. Đàn bà mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông. Ngày nay trong sinh hoạt hằng ngày người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền Trung chỉ có chiếc áo dài chui đầu là còn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên. Ơ Người

TỪ KHÓA LIÊN QUAN