tailieunhanh - Ebook Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử: Phần 2

Tiếp nối phần 1, phần 2 cuốn sách "Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử" sau đây. Nội dung cuốn sách trình bày nhận thức về nghiên cứu khoa học; khái niệm - từ ý tưởng đến đo lường; lý thuyết trong nghiên cứu; phương pháp lịch sử; làm việc với dữ liệu và báo cáo. | XÃ HỘI HỌC VỀ ĐẤNG TỐI CAO TRONG DIÊN GIẢI CỦA RANDALL COLLINS Bùi Thế Cường Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đay bí ẩn đồng hành với các xã hội người suốt từ buổi ban đau đến thời hiện đại hôm nay. Đã có vô số cách lý giải về tôn giáo nhưng người ta vẫn không thôi đặt ra câu hỏi tôn giáo là gì. Trong cuốn sách Sociological Insight. An Introduction to Non-Obvious Sociology xuất bản năm 1992 Nhà xuất bản Đại học Oxford Randall Collins tóm tắt rất súc tích một cách hiếu xã hội học về tôn giáo. Bài viết này trình bày lại và phân tích một đoạn trong cuốn sách nói trên. Dĩ nhiên phải ghi nhận rằng đây chỉ là một trong nhiều cách cắt nghĩa về tôn giáo dùng đế tham khảo và đối chiếu với nhau. 1. CON ĐƯỜNG TÌM HIÊU TÔN GIÁO CỦA XÃ HỘI HỌC Vốn có hai quan điếm về tôn giáo bất kế ta có tin vào tôn giáo hay không. Một tôn giáo là hiện thực tối cao vượt lên mọi khách thế nghiên cứu của xã hội học. Hai tôn giáo là một sự mê tín phi lý về những sự việc không tồn tại. Phan lớn các nhà tư tưởng xã hội có quan điếm thứ hai. Các nhà vị lợi và cải cách hợp lý có xu hướng xem tôn giáo là một động lực phi lý lạc hậu. Nó là nguồn gốc của mê tín niềm tin vào một thế giới vô hình của các hồn ma. Các nhà làm luật nói đến tôn giáo như là một thiết chế của tòa án tôn giáo và những kẻ săn tìm người dị giáo thiêu người trên dàn lửa do niềm tin tôn giáo của họ hoặc do bị coi là phù thủy. Những người cấp tiến thì xem tôn giáo là kẻ duy trì hiện trạng một loại môi giới của giai cấp thống trị có chức năng làm cho người dân chấp nhận tình trạng bất công về kinh tế và chính trị đế đổi lấy một cuộc sống hứa hẹn trên thiên đường sau khi chết. Các nhà trí thức duy lý cho rằng chẳng có căn cứ gì tôn giáo chỉ là một tàn tích của thời Trung cổ rồi sẽ mất hẳn khi xã hội hiện đại hóa. Có một thời điều tin tưởng này có vẻ đúng nhưng rồi người ta lại chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tôn giáo ngay cả ở những xã hội công nghiệp phát triến cao. Nhà xã hội học không chấp nhận cả hai quan điếm trên về tôn giáo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.