tailieunhanh - Giáo trình Địa chất cơ sở (In lần thứ 3): Phần 1

Giáo trình Địa chất cơ sở được biên soạn nhằm phục vụ cho việc dạy và học nhập môn về Địa chất học ở Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời giáo trình cũng cung cấp những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc dạy và học các môn Khoa học Trái Đất, Địa chất đại cương ở bậc Đại học. Giáo trình được chia làm 2 phần. Phần 1 sau đây gồm nội dung 4 chương đầu tài liệu trong tổng số 10 chương của giáo trình. | TỐNG DUY THANH chủ biên VŨ XUÂN Độ - TRỊNH HÂN - LÊ VĂN MẠNH TẠ HOÀ PHƯƠNG - TẠ TRỌNG THANG - NGUYỄN VĂN VINH GIÁO TRÌNH ĐỊA CHẤT Cơ SỞ ỉn lần thứ ba NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Địa chất cơ sở được biên soạn nhằm phục vụ cho việc dạy và học nhập môn về Địa chất học ở Đại học Quốc gia Hà Nội đồng thời giáo trình cũng cung cấp những kiến thức địa chất cơ bản phục vụ cho việc dạy và học các môn Khoa học Trái Đất Địa chất Đại cương ở bậc Đại học. Trong Địa chất học từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 có những tiến bộ có tính chất cách mạng đã được khẳng định trước hết do thành tựu mới vê nghiên cứu cấu trúc và hoạt động của các mảng thạch quyển. Sự ra đời của học thuyết kiến tạo mảng hay còn gọi là kiến tạo toàn cầu đã có tác động cải cách nhiều nội dung trong Địa chất học và trong Khoa học Trái Đất nói chung. Trong quá trình biên soạn giáo trình này các tác giả một mặt chú ý những nội dung kinh điển của Địa chất học mặt khác coi trọng việc cập nhật những kiến thức mới đã được thừa nhận rộng rãi trước hết là những nội dung cơ bản về kiến tạo mảng và những vấn để liên quan. Trong giáo trình một số nội dung để đọc thêm được in ở dạng chữ nhỏ. Hiện nay chưa có sự thông nhất về viết các thuật ngữ có nguồn gốc tiếng nước ngoài do đó có nhiều cách viết khác nhau. Trong khi chờ đợi sự thông nhất chung chúng tôi tham khảo cách viết của Tự điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ biên soạn và xuất bản lần thứ sáu Hà Nội - Đà Nẵng 1998 và cách viết quen thuộc hiện nay trong các ấn phẩm địa chất. Nói chung trong sách này thuật ngữ nguồn gốc tiếng nước ngoài được viết dựa theo chữ gốc của chúng đã được latin hoá đôi khi phụ âm được lược bớt để dễ ghép vần hơn nhưng không xa lệch với cách viết của chữ gốc. Bản thảo của sách được chuẩn bị theo đề cương và sự biên tập của chủ biên tác giả của từng chương mục được ghi trong mục lục của sách. Các Giáo sư Tô Linh Trầo Nghi các Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Trường Đỗ Thị Vân Thanh đã đọc và góp nhiều ý kiến cho việc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN