tailieunhanh - Bài giảng Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 ở trẻ em (bệnh beri beri)

Bài giảng Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 ở trẻ em (bệnh beri beri) cung cấp cho các bạn những kiến thức về lịch sử bệnh; dịch tễ học; vai trò của vitamin B1; nguồn cung cấp vitamin B1; nhu cầu vitamin B1; đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán phân biệt, điều trị, cách phòng bệnh đối với bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 ở trẻ em.   | BỆNH TÊ PHÙ DO THIẾU VITAMIN B1 Ở TRẺ EM (BỆNH BERI BERI) LỊCH SỬ Giữa TK XVIII, Jacob de Bondt, đã viết cuốn sách “Y học Ấn Độ”, trong đó mô tả một căn bệnh phổ biến ở dân cư vùng này. Người ốm mất trương lực bàn tay, cánh tay, cơ chi dưới suy yếu kèm viêm dây thần kinh ngoại vi. Sau đó, nhiều thầy thuốc ở vùng Viễn Đông cũng thông báo một số trường hợp có triệu chứng tương tự và gọi tên là bệnh beri beri (tiếng Sri Lanka là mỏi mệt, suy nhược). LỊCH SỬ Năm 1881, Erwin Von Balcz xác nhận dạng bệnh suy nhược cơ chi khá phổ biến ở nhiều vùng dân cư Nhật Bản. Từ 1882-1885, Kanehiro Takaki, Tổng Giám đốc Y khoa Hải quân Nhật đã loại trừ dạng bệnh này trong thủy quân nhờ áp dụng chế độ ăn gạo cám, hoa quả tươi. Năm 1890, Christian Eijkman, làm việc tại một trại giam ở Java, nhận thấy phần lớn các tù nhân đều có dấu hiệu bệnh beri beri: Suy nhược cơ, tê phù, liệt chân. Qua theo dõi một thời gian dài, ông nhận ra nguyên nhân là tù nhân ăn loại gạo xay xát quá kỹ. “White rice can be . | BỆNH TÊ PHÙ DO THIẾU VITAMIN B1 Ở TRẺ EM (BỆNH BERI BERI) LỊCH SỬ Giữa TK XVIII, Jacob de Bondt, đã viết cuốn sách “Y học Ấn Độ”, trong đó mô tả một căn bệnh phổ biến ở dân cư vùng này. Người ốm mất trương lực bàn tay, cánh tay, cơ chi dưới suy yếu kèm viêm dây thần kinh ngoại vi. Sau đó, nhiều thầy thuốc ở vùng Viễn Đông cũng thông báo một số trường hợp có triệu chứng tương tự và gọi tên là bệnh beri beri (tiếng Sri Lanka là mỏi mệt, suy nhược). LỊCH SỬ Năm 1881, Erwin Von Balcz xác nhận dạng bệnh suy nhược cơ chi khá phổ biến ở nhiều vùng dân cư Nhật Bản. Từ 1882-1885, Kanehiro Takaki, Tổng Giám đốc Y khoa Hải quân Nhật đã loại trừ dạng bệnh này trong thủy quân nhờ áp dụng chế độ ăn gạo cám, hoa quả tươi. Năm 1890, Christian Eijkman, làm việc tại một trại giam ở Java, nhận thấy phần lớn các tù nhân đều có dấu hiệu bệnh beri beri: Suy nhược cơ, tê phù, liệt chân. Qua theo dõi một thời gian dài, ông nhận ra nguyên nhân là tù nhân ăn loại gạo xay xát quá kỹ. “White rice can be poisonous!’’ Christian Eijkman LỊCH SỬ Năm 1906, Gowland Hopkins đã tiến hành những thử nghiệm các chế độ ăn khác nhau trên súc vật. Sau 6 năm nghiên cứu, ông kết luận: Nhiều thể bệnh (như scorbut, beri beri.) xuất hiện do chế độ ăn thiếu hụt một chất rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể sinh vật (dù nhu cầu về chúng rất nhỏ). Năm 1929, giải Nobel Y học được trao tặng cho hai nhà khoa học Eijkman và Hopkins để ghi nhận công lao phát hiện vai trò của vitamin B. DỊCH TỄ HỌC Lứa tuổi: Nhũ nhi, nhất là từ 2 - 3 tháng tuổi. Thập kỷ 1950-1960, suy tim do thiếu vitamin B1 là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ em Philippin. Tại Việt Nam, bệnh đã gây ra thành dịch lớn, lưu hành ở 7 tỉnh miền Bắc vào những năm 60-80. Dịch tê phù năm 1985 có những đặc điểm sau: Lan rộng 4 - 5 tháng sau mùa mưa úng, lúa ngâm nước lâu ngày trước khi gặt. Sau vụ lụt các loại rau màu đều ít, chất lượng gạo kém, các mẫu gạo kiểm nghiệm đều nghèo vitamin B1. Các địa phương có dịch không phải là các .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.