tailieunhanh - CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG
Đây là những công thức thuốc nam trị vài bệnh thông thường theo phương châm thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ, chăm sóc tại nhà, những công thức nầy đã được sử dụng rộng rãi qua nhiều thời kỳ chưa thấy tác dụng phụ. | CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BÊNH THÔNG THƯỜNG Đây là những công thức thuốc nam trị vài bệnh thông thường theo phương châm thầy tại chỗ thuốc tại chỗ chăm sóc tại nhà những công thức nầy đã được sử dụng rộng rãi qua nhiều thời kỳ chưa thấy tác dụng phụ. Bệnh Tiêu chảy HOẮC HƯƠNG POGOSTEMON CABLIN Tên cây Hoắc hương. Mô tả Cây cỏ sống lâu năm cao 30 - 60cm. Thân vuông màu nâu tím gốc hóa gỗ. Lá mọc đối phiến lá hơi dày mép khía răng to. Hoa màu hồng tím nhạt mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành rất ít khi thấy . Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm. Loài Agastache rugosus Fisch. et Mey. Kuntze hoắc hương núi thổ hoắc hương cũng được dùng. Phân bố Cây được trồng để lấy lá làm thuốc. Bộ phận dùng Cả cây trừ rễ. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học Cả cây chứa tinh dầu trong tinh dầu có benzaldehyd eugenol anhydrid cinnamic -patchoulen -guaien -bulnesen -terpinen cadinen và patchouli alcol. Công dụng Kháng khuẩn chống viêm. Chữa đau bụng ỉa chảy cảm cúm sốt nhức đầu ho khó tiêu sôi bụng nôn oẹ ợ khan hôi miệng đau mình mẩy. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc bột thuốc hãm hoặc thuốc sắc. ỔI PSIDIUM GUAJAVA Mô tả cây Cây nhở cao 5-10m vỏ nhẵn mỏng khi già bong từng mảng lớn cành non vuông có nhiều lông mềm về sau hình trụ và nhẵn. Lá mọc đối thuôn hay hình trái xoan gốc tù hay gần tròn gân lá nổi rỏ ở mặt dưới. Hoa trắng mọc đơn độc hay tập trung 2-3 cái thành cụm ở nách lá. Quả mang hình cầu chứa rất nhiều hạt hình bầu dục. Đài hoa tồn tại trên quả. Thành phần hoá học Lá ổi chứa tinh dầu trong đó có dl-limonen còn có sitosterol acid maslinic acid guijavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10 tanin pyrogalic khoảng 3 nhựa. Nhựa cây ổi chứa acid d-galactilronic và l-arabinose. Cây quả ổi có pectin vitamin C. Trong hạt có hàm lượng tinh dầu cao hơn trong lá. Vỏ thân chứa acid ellagic. Tính vị tác dụng ôi có vị ngọt và chát tính bình có tác dụng cầm ỉa chảy tiêu viêm cầm máu. Vỏ ổi cũng có vị chát lá cũng vậy. Do nó có nhiều chất tanin
đang nạp các trang xem trước