tailieunhanh - Bài giảng Các giá trị của Rừng Việt Nam

Bài giảng Các giá trị của Rừng Việt Nam trình bày các hiểu biết chung về rừng, phân loại rừng, tầm quan trọng của rừng, định hướng phát triển và quản lý rừng bền vững. Đây là tài liệu tham khảo ngành Lâm nghiệp. | CÁC GIÁ TRỊ CỦA RỪNG VIỆT NAM Hiểu biết chung về rừng Khái niệm về rừng Rừng là quần thể sinh vật bao gồm: thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố của môi trường sinh thái như: đất, nước, thời tiết, khí hậu thủy văn. Trong đó thực vật rừng đóng vai trò chủ đạo và mang tính đặc trưng so với các thực vật khác. Đặc trưng của rừng: Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. Rừng luôn có sự cân bằng, có tính ổn định, tự điều hòa, tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng. Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, thải ra khỏi hệ sinh thái các chất bổ sung và thêm vào đó một số hệ sinh thái khác | CÁC GIÁ TRỊ CỦA RỪNG VIỆT NAM Hiểu biết chung về rừng Khái niệm về rừng Rừng là quần thể sinh vật bao gồm: thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố của môi trường sinh thái như: đất, nước, thời tiết, khí hậu thủy văn. Trong đó thực vật rừng đóng vai trò chủ đạo và mang tính đặc trưng so với các thực vật khác. Đặc trưng của rừng: Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. Rừng luôn có sự cân bằng, có tính ổn định, tự điều hòa, tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng. Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, thải ra khỏi hệ sinh thái các chất bổ sung và thêm vào đó một số hệ sinh thái khác Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. Rừng có phân bố địa lí. Đặc trưng riêng của rừng Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng cũng phát triển theo hướng phù hợp với đặc trưng riêng của điều kiện khí hậu thời tiết, phân bố và phát triển theo điều kiện: độ cao, phân hóa khí hậu, đặc điểm môi trường đất => Hình thành hệ sinh thái rừng vô cùng đa dạng và phong phú. 2) Phân loại rừng: a) Theo chức năng: - Rừng sản xuất - Rừng đặc dụng - Rừng phòng hộ b) Theo trữ lượng: - Rừng giàu - Rừng trung bình - Rừng nghèo - Rừng kiệt Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới c) Theo sinh thái - Kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới - Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới - kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới - Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi thưa nhiệt đới - Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi thưa nhiệt đới - Kiểu rừng thưa hơi khô cây lá kim á nhiệt đới núi thấp - Kiểu trảng cây to, cây .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.