tailieunhanh - Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Nghiên cứu hàm lượng Đồng trong Cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên

Mục đích nghiên cứu: xác định hàm lượng Cu trong đất, trong nước trồng cải xoong và trong rau cải xoong; từ đó so sánh với tiêu chuẩn cho phép để đưa ra khuyến cáo với người quản lý, người sản xuất và người tiêu dùng cải xoong nên sử dụng cải xoong như thế nào và sử dụng vào mục đích gì, làm rau ăn hay sử dụng để cải tạo xử lý môi trường bị ô nhiễm Cu. | Tóm lại: xét theo các vùng nghiên cứu thì hàm lượng Cu trong rau cải xoong nhìm chung đều rất lớn phần lớn là vượt TCCP, rau cải xoong tại ba trên bốn khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm Cu đó là khu vực Thành Phố, huyện Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ. Do đó việc sử dụng rau cải xoong được trồng tại các khu vực này là rất nguy hiểm nó ảnh rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng. Chỉ có rau cải xoong được trồng tại huyện Phú Bình không bị ô nhiễm Cu nhưng hàm lượng Cu cũng cao xấp xỉ TCCP. Mặc dù hàm lượng Cu trong nước ở các vùng này đều không phát hiện và hàm lượng Cu trong đất cũng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sự phát triển của rau cải xoong nhưng hàm lượng Cu trong cải xoong lại rất cao. Hàm lượng Cu trong rau tỷ lệ với hàm lượng Cu trong đất, những vùng có hàm lượng Cu trong đất cao hơn thì hàm lượng Cu trong rau cũng cao hơn. Vậy có thể kết luận rau cải xoong có khả năng hấp thụ và tích lũy rất tốt kim loại Cu, chúng ta có thể ứng dụng rau cải xoong để xử lý và cải tại môi trường bị nhiễm Cu dặc biệt là môi trường đất và nước bị nhiễm Cu.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN