tailieunhanh - Báo cáo " Về bản Kiều vừa phát hiện ở Vinh"

Báo cáo " Về bản Kiều vừa phát hiện ở Vinh" Riêng trong năm học 2010-2011, Khoa Ngôn ngữ học đang quản lí đào tạo 150 sinh viên cử nhân, 285 học viên sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ). Nếu so sánh tỉ lệ sinh viên cử nhân với học viên sau đại học , thì hiện nay số sinh viên sau đại học của Khoa đạt tỷ lệ gần gấp đôi sinh viên cử nhân. Ngoài ra, trong Khoa còn có trên 400 sinh viên nước ngoài đang tham gia học các chương trình khác nhau | VỀ BẢN KIỀU VỪA PHÁT HIỆN ĐƯỢC Ở VINH Nguyễn Tài Cẩn I 1 Một bản Kiều chép tay vừa được phát hiện ở Vinh trong tủ sách một gia đình con cháu dòng họ Tiên Điền .Văn hoá Nghệ An đã xin Bảo tàng Nguyễn Du ở Nghi Xuân cho phép in photocopie và đã có nhã ý gửi cho chúng tôi. .Chúng tôi rất xúc động và kính xin tỏ lòng thành thực tri ân . Sau đây là vài nhận định sơ bộ của chúng tôi kính xin báo cáo cùng đông đảo bạn đọc biết . 2 Điều đáng tiếc nhất là do có nhiều hoàn cảnh khó khăn trong các giai đoạn lịch sử vừa qua nên việc bảo quản đã không giữ nguyên vẹn được 100 toàn bộ văn bản phần mở đầu từ câu 1 đến câu 904 cũng như phần cuối từ câu 2813 đến câu kết thúc đều đã bị để mất. Ở phần giữa thỉnh thoảng cũng bị rách nát hay khiếm khuyết một số đoạn một số trang làm cho văn bản lại thiếu thêm khoảng gần 90 câu nữa . Như vậy chúng ta hiện chỉ còn lại trong tay khoảng một nửa của Truyện Kiều mà thôi . 3 Việc biên tập bản Kiều này chắc đã được tiến hành trong khoảng từ cuối thế kỉ XIX trở về sau vì người sao chép đã có đôi chỗ kị húy theo thói quen từ đời Thành Thái như dùng chữ THÌN để thay tên Tự Đức xin xem câu 981 hay viết chữ CHIÊU thành chữ CHIÊU xin xem câu 1417 .Thỉnh thoảng cũng có hiện tượng chép sót chép sai câu này chữ nọ sau phải móc thêm vào bên cạnh. như hai câu 2067 2068 chẳng hạn . Và tuy đã có người đọc lại ghi thêm hai chữ PHỤNG DUYỆT vào khoảng giữa những câu 1217--1220 nhưng vẫn còn có những câu những chữ bị sót bị sai hiện vẫn chưa được bổ sung đính chính ví dụ hai câu 1213 1214 .Căn cứ nét chữ có thể phỏng đoán có một người chép chính nhưng đôi lúc người đó cũng đã để cho người khác chép thay vào một số câu. Việc sao chép như vậy là không được thật hoàn mĩ và tiến hành cũng khá chậm . II 4 Tuy nhiên những gì may mắn còn giữ lại được vẫn hoàn toàn đáng được coi là một di sản rất quí hiếm . Trước hết bản tạm gọi là bản Vinh này cũng lưu giữ được rất nhiều nét cổ không thua gì các bản Duy Minh Thị DMT 1872 Liễu Văn Đường LVĐ 1871 Quan Văn Đường QVĐ 1879

TÀI LIỆU LIÊN QUAN