tailieunhanh - Báo cáo " Lý thuyết làn sóng trong nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá Thăng Long - Hà Nội"

Lý thuyết làn sóng trong nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá Thăng Long - Hà Nội Hoàng Trọng Phiến (1980) quan niệm “trong tiếng Việt phương thức đối lập bị động và chủ động không phải bằng con đường ngữ pháp thuần tuý mà bằng con đường từ vựng - ngữ pháp”. Theo tác giả, quan hệ cú pháp trong câu bị động tiếng Việt được biểu hiện như sau: | LÝ THUYẾT LÀN SÓNG TRONG NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA THĂNG LONG - HÀ HỘI TS. Trịnh Cẩm Lan 1. Lý thuyết làn sóng là gì Lý thuyết làn sóng Wave theory hay Mô hình làn sóng Wave model là một lý thuyết về sự biến đổi ngôn ngữ trong đó những hình thức mới của một ngôn ngữ lan truyền từ một điểm trung tâm ra các vùng ngoại vi trong trạng thái sôi động ở trung tâm và yếu dần ở ngoại vi. Mô hình này thường được so sánh với hình ảnh được tạo ra khi ta ném một hòn đá xuống mặt nước. Lý thuyết làn sóng được xem là do các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Truyền bá luận diffussionism châu Âu nêu ra từ cuối thế kỷ XIX. Những người đầu tiên đề cập đến lý thuyết này là hai nhà nghiên cứu người Đức Johannes Schmidt và Hugo Schuchardt vào năm 1872 1 . Các nhà truyền bá luận cũng như hai nhà nghiên cứu là tác giả của lý thuyết làn sóng đều chủ trương rằng mọi sự biến đổi và cách tân ngôn ngữ cũng như trong văn hóa bao giờ cũng xuất phát từ một nơi rồi lan truyền ra các vùng khác và chính sự lan truyền ấy đã tạo nên một động lực của sự phát triển ngôn ngữ hay văn hóa . Liên quan đến lý thuyết làn sóng là một số các khái niệm các mô hình lý thuyết khác không chỉ trong nghiên cứu ngôn ngữ mà rộng hơn cả trong và trước hết là trong nghiên cứu văn hóa. Các nhà nghiên cứu văn hóa nhân chủng học phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu XX nhắc đến các khái niệm như sự thiên di sự lan tỏa sự loang ra. của văn hóa. Đó là sự truyền bá các hiện tượng văn hóa thông qua những cuộc tiếp xúc giữa các dân tộc các bộ lạc bằng buôn bán di dân và thậm chí. bằng xâm lược. Cũng có một số học giả gọi lý thuyết truyền bá luận trong nghiên cứu văn hóa là lý thuyết về các vùng văn hóa hay các khu vực văn hóa . Tương tự như vậy trong nghiên cứu ngôn ngữ các nhà ngôn ngữ học cũng nhắc đến hàng loạt các khái niệm phát sinh trên cơ sở lý thuyết này như sự truyền bá sự lan tỏa sựkhuyếch tán. của các yếu tố ngôn ngữ chủ yếu thông qua tiếp xúc và di dân. Một trong những hệ luận nổi tiếng của Truyền bá luận là lý thuyết .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.