tailieunhanh - Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt

Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu về Việt ngữ học. Một số học giả xuất phát từ quan điểm hình thái học phủ nhận sự có mặt của phạm trù từ loại trong tiếng Việt (Grammont & Lê Quang Trinh, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hiến Lê), bởi theo họ tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn với các ngôn ngữ phuơng Tây từ không biến đổi hình thái, nên không có “từ loại”. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng trong tiếng Việt có phạm trù từ loại, mặc dù tiêu chí và kết quả phân định từ loại của họ không hoàn toàn giống nhau. Để nắm bắt kiến thức chi tiết tài liệu. | VỀ VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT Nguyễn Hồng Cổn 1. Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu về Việt ngữ học. Một số học giả xuất phát từ quan điểm hình thái học phủ nhận sự có mặt của phạm trù từ loại trong tiếng Việt Grammont Lê Quang Trinh Hồ Hữu Tường Nguyễn Hiến Lê bởi theo họ tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn với các ngôn ngữ phuơng Tây -từ không biến đổi hình thái nên không có từ loại . Tuy nhiên hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng trong tiếng Việt có phạm trù từ loại mặc dù tiêu chí và kết quả phân định từ loại của họ không hoàn toàn giống nhau Những người chịu ảnh huởng của ngữ pháp lô gích truyền thống G. Aubaret Trương Vĩnh Ký Trần Trọng Kim Bùi Đức Tịnh Nguyễn Lân chủ trương phân định từ loại tiếng Việt dựa vào tiêu chuẩn ý nghĩa. Theo đó từ tiếng Việt được phân chia thành hai nhóm lớn là thực từ biểu hiện ý nghĩa từ vựng và hư từ biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp mỗi nhóm bao gồm nhiều từ loại khác nhau mà mỗi loại trong các từ ngữ ấy đều có ý nghĩa riêng biệt không thể lẫn lộn . và muốn sắp một từ ngữ thuộc về loại nào . cần phải biết rõ ý nghĩa của nó Bùi Đức Tịnh 1952 274 . Như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét Nguyễn Kim Thản 1964 Đái Xuấn Ninh 1978 Đinh Văn Đức 1986 hướng phân định từ loại dựa vào ý nghĩa mặc dù vạch ra được những sự đối lập khá cơ bản của vốn từ nhưng do tính không xác định của tiêu chí ý nghĩa nên thường chủ quan tuỳ tiện khi xếp các từ vào một nhóm từ loại này hay khác. Điều này thể hiện trước hết ở việc phân chia từ loại thành thực từ và hư từ dựa trên sự khu biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Do không có tiêu chí rõ ràng phân biệt ý nghĩa từ vựng với ý nghĩa ngữ pháp chỉ quy một cách tiên nghiệm ý nghĩa từ vựng về ba phạm trù ý nghĩa khái quát là sự vật hành động tính chất hầu hết các tác giả theo quan điểm truyền thống chỉ giới hạn thực từ trong ba từ loại chính là danh từ động từ tính từ và gạt ra khỏi phạm trù thực từ các từ loại như số từ đại từ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN