tailieunhanh - Báo cáo "BÀN THÊM VỀ CẤU TRÚC THÔNG BÁO CỦA CÂU TIẾNG VIỆT "

Bên cạnh sự phân đoạn câu về mặt ngữ pháp thuờng được miêu tả bằng lí thuyết thành phân câu, mấy chục năm gần đây các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến sự phân đoạn câu theo quan điểm thông tin thực tại hay quan điểm thông báo. Khởi đầu cho những khám phá theo huớng này là V. Mathesius và nhiều học giả khác của nhóm ngôn ngữ học Praha, mà những nghiên cứu của họ thuờng được gặp dưới cái tên lí thuyết phân đoạn thực tại của câu. Xét trong mối quan hệ. | BÀN THÊM VỀ CẤU TRÚC THÔNG BÁO CỦA CÂU TIẾNG VIỆT Nguyễn Hồng Cổn Bên cạnh sự phân đoạn câu về mặt ngữ pháp thuờng được miêu tả bằng lí thuyết thành phân câu mấy chục năm gần đây các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến sự phân đoạn câu theo quan điểm thông tin thực tại hay quan điểm thông báo. Khởi đầu cho những khám phá theo huớng này là V. Mathesius và nhiều học giả khác của nhóm ngôn ngữ học Praha mà những nghiên cứu của họ thuờng được gặp dưới cái tên lí thuyết phân đoạn thực tại của câu. Xét trong mối quan hệ với thông tin người nói định truyền đạt và người nghe muốn tiếp nhận cấu trúc câu được phân chia thành hai phần là đề Theme Topic và thuyết Rheme Comment trong đó đề là bộ phận biểu thị cái đã biết hay thông tin cũ còn thuyết biểu thị cái chưa biết hay là thông tin mới. Sự phân đoạn cấu trúc thông tin thực tại của câu thành đề-thuyết theo tiêu chí cũ - mới này được phân biệt với sự phân đoạn cấu trúc cú pháp của câu thành chủ ngữ -vị ngữ dựa trên các tiêu chí hình thức và hoặc ngữ nghĩa. Tư tưởng của Mathesius và nhóm ngôn ngữ học Praha về sự phân đoạn cấu trúc thực tại của câu đã được một số nhà nghiên cứu tiếp thu và phát triển theo những huớng khác nhau. Trong khi một số tác giả tiếp tục duy trì cách phân đoạn đề -thuyết theo tiêu chí cũ- mới truyền thống Alisova 1971 Li Thomson 1976 81 hoặc mở rộng hơn theo tiêu chí coi đề là cái được nói đến còn thuyết là bộ phận thuyết minh cho đề Danes 1967 Halliday 1970 Sgall 1975 thì một số nhà nghiên cứu khác lại đi chệch khỏi sự phân chia luỡng phân này. Chẳng hạn J Firbas 1966 đưa ra cách phân đoạn tam phân là đề -chuyển đề -thuyết trong đó chuyển đề là bộ phận. 1981 phân biệt vị thế thông tin của các thành tố câu ở cấp độ dụng học trong sự khu biệt với các cấp độ kết học và nghĩa học bằng bốn chức năng dụng học khởi đề kết đề nằm ngoài nóng cốt và chủ đề tiêu điểm nằm trong nòng cốt . Điều đáng lưu ý trong quan điểm của Dik là tác giả không cho rằng các chức năng dụng học phải tác động đến sự phân đoạn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.