tailieunhanh - Báo cáo "Văn hóa quản lý phương Đông và phương Tây: những so sánh bước đầu . "

Bối cảnh thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ sau sự kiện 11-9 ở Mỹ và gần đây là những tiết lộ mới của Wikileak về những phần chìm của hệ thống thế giới, điều này đã dấy lên nhu cầu thiết lập một trật tự thế giới đa cực, khi mà không một lực lượng hay giá trị tối cao nào có thể chi phối những nền văn hóa khác vì những mục đích kinh tế và chính trị của mình. Trong lĩnh vực quản trị nhân sự, hiện có những tranh cãi sôi nổi. | KINh TẾ - PhÁP LUẬT CHÂU ÂU VÍN Hóa QUẢN lý PHƯƠNG ĐÔNG vh PHƯƠNG ĩfi NHỮNG so SÁNH BƯỚC ĐẦU 1. Mở đầu Bối cảnh thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ sau sự kiện 11-9 ở Mỹ và gần đây là những tiết lộ mới của Wikileak về những phần chìm của hệ thống thế giới điều này đã dấy lên nhu cầu thiết lập một trật tự thế giới đa cực khi mà không một lực lượng hay giá trị tối cao nào có thể chi phối những nền văn hóa khác vì những mục đích kinh tế và chính trị của mình. Trong lĩnh vực quản trị nhân sự hiện có những tranh cãi sôi nổi về xung đột giữa các giá trị truyền thống của văn hóa quản lý phương Tây và những giá trị về tinh thần giá trị chia sẻ từ phần còn lại của thế giới. Có hay không việc giá trị phương Tây đã và đang phủ nhận tầm quan trọng của các nền văn hóa tinh thần trong một thế giới phẳng ngày nay Bằng cách đi sâu vào phân tích những tảng băng chìm của sự vận động xã hội và con người bài viết sẽ phân tích những khái niệm quản trị nhân sự truyền thống và hiện đại của phương Tây so sánh những khác biệt giữa mô hình của phương Đông và phương Tây nêu ra sự cần thiết cho một cách tiếp Ths. Đinh Công Hoàng Bộ Công Thương cận hài hòa nhằm hoàn thiện những hoạt động quản trị nhân sự ở cả cấp tổ chức doanh nghiệp cũng như quản lý vĩ mô. Bài viết cũng khái quát những cơ sở lý luận từ nhiều học giả trên thế giới và những ví dụ thực tế từ các quốc gia và doanh nghiệp để trình bày quan điểm của mình. Châu Âu sẽ là đối tượng được tập trung phân tích sâu trong nghiên cứu này. 2. Cơ sở lý luận và phân tích Kinh tế và chính trị là hai động lực chính giúp cho xã hội loài người phát triển mạnh mẽ từ kỷ nguyên nông nghiệp đến công nghiệp từ công nghệ đến tri thức. Kết quả của quá trình này là toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quá trình giảm bớt các quy định luật lệ sự thay đổi về công nghệ hay sự vận động tự do của các luồng tài chính toàn cầu. Để đơn giản hóa quá trình này có thể ví hiện tượng toàn cầu hóa giống như lời của nhà văn vĩ đại Lep Tolstoy trong tác phẩm Chiến tranh và hòa .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.