tailieunhanh - Báo cáo "Sự phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam "

Sự phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam Nếu khai báo đúng có thể bị nguy hiểm do thông tin mình cung cấp gây bất lợi cho bị cáo, nếu từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì lại đứng trước nguy cơ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thậm chí là trách nhiệm hình sự. | NGHIÊN CỪU - TRAO Đổl Sự PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM Trước ngày 2 9 1945 nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến nên trong tiếng Việt chưa có từ Quốc tịch Việt Nam người dân Việt Nam chưa được gọi là công dân . Sau ngày 2 9 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - một quốc gia độc lập có chủ quyền bình đẳng với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế pháp luật về quốc tịch Việt Nam đã hình thành và có quá trình phát triển phong phú đạt được nhiều kết quả góp phần quan trọng vào việc phát huy sức mạnh của dân tộc của nhân dân trong công cuộc giải phóng đất nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay. Xét về mặt lập pháp có thể phân sự phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam thành hai giai đoạn Trước và sau Luật năm quốc tịch Việt Nam năm 1988 sau đây gọi tắt là Luật năm 1988 . 1. Pháp luật Việt Nam vê quốc tịch trước khi ban hành Luật năm 1988 Ở giai đoạn này Quốc tịch Việt Nam được quy định chủ yếu trong các văn bản quy phạm pháp luật như 1. Sắc lệnh số 53 SL ngày 20 10 1945 quy định quốc tịch việt Nam sau đây gọi là Sắc lệnh số 53 SL 2. Sắc lệnh số 73 SL ngày 7 12 1945 quy định việc nhập quốc tịch Việt Nam sau đây gọi là sắc lệnh số 73 SL 3. Sắc lệnh số 215 SL ngày 20 8 1948 ấn định những quyền lợi đặc biệt cho PTS. HÀ HÙNG CƯỜNG những người nước ngoài giúp vào cuộc kháng chiến Việt Nam sau đây gọi là Sắc lệnh số 215 SL 4. Sắc lệnh số 51 SL ngày 14 12 1959 bãi bỏ Điều 5 và Điều 6 của Sắc lệnh số 53 SL quy định quốc tịch của người phụ nữ kết hôn sau đây gọi là Sắc lệnh số 51 SL 5. Nghị quyết số 1043-NQ TVQH ngày 8 12 1971 của ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giao cho Hội đồng Chính phủ thẩm quyền xét và quyết định những trường hợp xin vào hoặc xin thôi quốc tịch Việt Nam sau đây gọi là Nghị quyết số 1043 NQ . Nội dung chủ yếu của các văn bản nêu trên quy định các căn cứ để xác định một người có quốc tịch Việt Nam tức là công dân Việt Nam các trường hợp mất quốc tịch Việt Nam tức chấm dứt quy chế công dân Việt Nam và thẩm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.