tailieunhanh - Báo cáo "Quan hệ hợp tác Việt Nam và Liên minh Châu Âu trong triển khai cơ chế phát triển sạch (CDM). "

Theo Nghị định thư Kyoto được ký vào tháng 12 năm 1997, Liên minh Châu Âu thuộc nhóm nước trong phụ lục 1 – những nước phải cam kết giảm phát thải của mình giai đoạn tới 2020 xuống dưới mức phát thải năm 1990 với mức giảm là 20%. Đây là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi EU phải có những giải pháp chủ động, tích cực để thực hiện nhiệm vụ này. Việt Nam không thuộc các quốc gia phải cam kết giảm phát thải, nhưng là một quốc gia có nhiều tiềm năng tham gia cơ chế cắt. | QUAN H HỢP TÁC Vlậ NAM VA LIỄN MINH CHÂU ÂU TRONG TRIÓN KHAI CO CHÕ PHÁT TRIÓN SẠCH CDM Theo Nghị định thư Kyoto được ký vào tháng 12 năm 1997 Liên minh Châu Âu thuộc nhóm nước trong phụ lục 1 - những nước phải cam kết giảm phát thải của mình giai đoạn tới 2020 xuống dưới mức phát thải năm 1990 với mức giảm là 20 . Đây là nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi EU phải có những giải pháp chủ động tích cực để thực hiện nhiệm vụ này. Việt Nam không thuộc các quốc gia phải cam kết giảm phát thải nhưng là một quốc gia có nhiều tiềm năng tham gia cơ chế cắt giảm phát thải đó là cơ chế phát triển sạch CDM . Cơ chế cắt giảm phát thải trong Nghị định thư Kyoto có thể tạo cơ hội cho hai bên Việt Nam và Liên minh Châu Âu hợp tác để cùng nhau giảm phát thải chất gây hiệu ứng nhà kính nói riêng và cùng giải quyết những vấn đề biến đổi khí hậu nói chung. Bài viết này sẽ phân tích những triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu trong triển khai cơ chế phát triển sạch CDM góp phần cùng thực hiện chống biến đổi khí hậu toàn cầu. 1. Một số chính sách của Liên minh Châu Âu thực hiện nhằm cắt giảm khí thải theo Nghị định thư Kyoto Ths. Nguyễn Bích Thuận Viện Nghiên cứu Châu Âu Là một khu vực chỉ chiếm 15 lượng phát thải CO2 ra toàn thế giới Liên minh Châu Âu cam kết cắt giảm chất thải gây hiệu ứng nhà kính 20 vào năm 2020 so với mức thải vào năm 1990 tương đương tỷ tấn. Như trên đã đề cập để thực hiện các mục tiêu cắt giảm chất gây phát thải Nghị định thư Kyoto đã đưa ra cơ chế linh hoạt cho các nước thực hiện giảm phát thải toàn cầu với chi phí thấp nhất đó là 1 Cơ chế đồng thực hiện - JI Cơ chế có phối hợp thực hiện các dự án hợp tác về khí hậu giữa các nước phát triển với nhau các doanh nghiệp được nhận giấy chứng chỉ giảm phát thải ERU 2 Cơ chế buôn bán phát thải - IET Cơ chế buôn bán phát thải IET cho phép các nước phát triển mua lại chứng chỉ giảm phát thải từ các nước khác chủ yếu mua từ các nước đang phát triển nơi mà mức phát thải thấp hoặc chưa đến ngưỡng yêu cầu giảm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.