tailieunhanh - Báo cáo "Xuất khẩu nông sản vào EU - Những tồn tại và giải pháp "

Xuất khẩu nông sản vào EU - Những tồn tại và giải pháp Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã đẩy số người nhận tiền trợ cấp thất nghiệp loại 2 tại Đức lên 6,5 triệu người. Đây là lần đầu tiên số người nhận trợ cấp thất nghiệp loại 2 tăng cao so với một năm trước và là điều rất đáng lo ngại đối với chính phủ Đức4. | XUẤT KHÂU NÔNG SÂN VAO cu - NHỮNG TỒN TIỊI vồ GIỎI PHÁP TS. Vũ Thị Thoa Học viện Chính trị - Hành chỉnh quốc gia Hồ Chí Minh Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn để đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa CNH. HĐH nông nghiệp nông thôn nhờ đó chất lượng hàng nông sản của Việt Nam ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam có mặt ở nhiều nước trên thế giới và góp phần tăng thu ngoại tệ để phát triển đất nước. Trong các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường khu vực EƯ hàng nông sản Việt Nam cũng chiếm lượng rất lớn và EƯ được đánh giá là thị trường tiêu thụ lớn nhất của hàng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên để mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới đặc biệt là thị trường EƯ cần phải có các giải pháp cụ thể thiết thực. Bài viết tập trung nghiên cứu những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EƯ. 1. Những quy định của EU về nhập khẩu nông sản Để tham gia được vào thị trường EƯ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam không chỉ phải đối mặt với những tiêu chuẩn chung mà còn phải thỏa mãn những quy định riêng của từng nhà nhập khẩu hàng hóa bởi lẽ các nhà nhập khẩu vẫn có thể đưa ra những quy định riêng cho hàng hóa trong hệ thống phân phối của họ. Hàng hóa nông sản của Việt Nam phải vượt qua được những rào cản quy định về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn về vệ sinh thực phẩm mới có khả năng tiếp cận được thị trường EƯ. Bên cạnh đó Eư còn có những tiêu chuẩn áp dụng riêng cho mỗi loại mặt hàng chẳng hạn như Mặt hàng rau quả tươi yêu cầu phải đạt chứng chỉ chất lượng GAP Mặt hàng thủy sản yêu cầu phải đạt chứng nhận chất lượng do Cục Quản lý An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản NAFIQUAVED cấp mặt hàng lâm sản đồ gỗ phải có chứng chi rừng do Hội đồng Quản lí Rừng Quốc tế FSC - Forest Stewardship Council cấp. Đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm doanh nghiệp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.