tailieunhanh - Báo cáo "Sự phát triển cấu trúc nội tại của tiếng Việt "

Sự phát triển cấu trúc nội tại của tiếng Việt Dựa vào ý kiến của . Li và . Thompson (1976) một số tác giả (Nguyễn Thị Ảnh 2000, Cao Xuân Hạo 2001) cũng cho rằng tiếng Việt không có thái bị động, do đó không có câu bị động. Theo các tác giả, tiếng Anh và các thứ tiếng Châu Âu khác là những ngôn ngữ "thiên chủ ngữ", còn tiếng Việt có đủ những thuộc tính của một ngôn ngữ "thiên chủ đề", vì thế rất khó có thể có cấu trúc bị động | sự PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA TIẾNG VIỆT . Nguyễn Thiên Giáp Sự phát triển của một ngôn ngữ gồm 2 mặt sự phát triển về chức năng và sự phát triển về cấu trúc nội tại. Sự mở rộng về chức năng được coi như nhân tô bên ngoài tác động khiến cho cấu trúc nội tại của ngôn ngữ biến đổi và phát triển. Trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt11 chúng tôi đã trình bày sự phát triển của tiếng Việt về mặt chức năng và sự phát triển của tiếng Việt về mặt từ vựng. Trong bài này chúng tôi trình bày sự phát triển của tiếng Việt về mặt ngữ pháp và văn phong. So với từ vựng thì ngữ pháp biến đổi chậm hơn. Tuy nhiên từ khi xuất hiện chữ Quốc ngữ đêh nay chúng ta vẫn có thể quan sát thấy sự phát triển rõ rệt của tiếng Việt về mặt ngữ pháp. Như ta biết tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập các từ không biến đổi hình thái quan hê ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yêu bằng trật tự từ và các từ công cụ ngữ pháp. Trong tiếng Việt các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng. Các đơn vị từ vựng khác được cấu tạo từ những từ đơn kết này. Vì thế ranh giới giữa các âm tiết trùng với ranh giới giữa các hình vị và ranh giới giữa các từ. Trong tiếng Việt nhũng từ có ý nghĩa đối tượng tính chất hành động. không phân biệt nhau về mặt cấu trúc nên ranh giới giữa các từ loại cũng không rõ ràng như các ngôn ngữ châu Âu. Khi đã có chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc người Việt vẫn chưa có ý niệm về dấu chấm câu. Điều đó có nghĩa là tiếng Việt trong chức năng thông tin đối với tư duy ngôn ngữ của cộng đồng vẫn chỉ là tập họp các phát ngôn không tách rời nhau trong đó phát ngôn câu và từ được xem ở cùng một mức độ như các yếu tô biểu cảm và đánh giá. 105 Mặc dù có sự tiếp xúc lâu dài vói tiếng Hán nhung vì tiêhg Hán cùng loại hình đơn lập như tiếng Việt cho nén ảnh hưởng của tiếng Hán đôì với tiếng Việt vể mặt ngữ pháp không đáng kể. Có người nói tính đôì xúng trong ngữ pháp tiếng Việt là do ảnh hưởng của cổ văn của Trung Quốc nhưrig đó cũng có thể là đặc điểm được phát triển .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.