tailieunhanh - Báo cáo " Những khía cạnh tâm lí - xã hội về tình trạng phạm tội của người chưa thành niên"

Những khía cạnh tâm lí - xã hội về tình trạng phạm tội của người chưa thành niên Ngoài ra, trong Luật công an nhân dân năm 2005, khi quy định về chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ công an nhân dân cũng đã quy định: “Nhà nước bảo vệ, giữ bí mật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã. | NGHIỄN CỨU-TRAO ĐỔI ĐẶNG THANH NGA Những năm gần đây tình trạng phạm tội của người chưa thành niên ngày một tăng. Đáng chú ý là tội phạm do họ gây ra ngày càng nghiêm trọng với các tình tiết có tính côn đồ hung hãn bạo lực ở mức độ cao như các tội giết người cướp tài sản công dân cố ý gây thương tích gây rối trật tự công cộng . Do đó cuộc đấu tranh phòng chống người chưa thành niên phạm tội hiện nay càng trở nên bức xúc. Để góp phần tìm ra những biện pháp tích cực nhằm phòng ngừa ngăn chặn tình trạng phạm tội của người chưa thành niên có hiệu quả nhiều ngành khoa học khác nhau trong đó có ngành tâm lí học tư pháp đã quan tâm nghiên cứu nhiều vấn đề thuộc phạm trù pháp luật hình sự. ở bài viết này chúng tôi đề cập một số khía cạnh tâm lí - xã hội là nguyên nhân tiềm tàng trong cuộc sống và trong xã hội dẫn người chưa thành niên đến thực hiện hành vi tội phạm. Hành vi phạm tội được khoa học nghiên cứu trong mối quan hệ Môi trường - người phạm tội . Bởi vì hành vi phạm tội phát sinh không phải từ chính môi trường hoặc do chính cá nhân mà nó phát sinh do sự tác động qua lại giữa môi trường và cá nhân. Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách ở người chưa thành niên. Trước hết đó là gia đình nhà trường và xã hội. Gia đình là môi trường xã hội -đầu tiên mà con người tiếp xúc là yếu tố chủ đạo cho sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lí nhân cách con người. Thông qua gia đình con người được nuôi nấng được giáo dục và tiếp thu những kinh nghiệm xã hội đầu tiên. Vì vậy gia đình bao giờ cũng để lại những dấu ấn trong tâm lí con người và có ảnh hướng rất lớn đến quá trình hình thành phát triển nhân cách của con người. Từ góc độ tâm lí xã hội ta phân ra ba loại gia đình có ảnh hưởng không tốt đến con cái -Loại gia đình đối nghịch với xã hội. Đây là loại gia đình có những hành vi thiếu văn hóa có lối sống vô đạo đức và thậm chí có cả hành vi phạm tội. Lối sống và nếp sống không lành mạnh những quan điểm sai lệch đã ảnh hưởng rất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.