tailieunhanh - Báo cáo " Bàn thêm về xử lý vi phạm hành chính "

Bàn thêm về xử lý vi phạm hành chính Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc bồi thường thiệt hại khi thừa phát lại thực hiện hoạt động sai, gây thiệt hại cho đương sự lại không được Nghị định số 61/2009/NĐ-CP đề cập. Về nguyên tắc chung, việc giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl BÀN THÊM VỂ xử LÍ VI PHẠM HÀNH CHÍNH Xử lí vi phạm hành chính là hoạt động phức tạp có sự tham gia của nhiều cơ quan tổ chức với phạm vi quyền hạn nhiệm vụ khác nhau. Mặt khác xử lí vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức cá nhân nên đòi hỏi tiến hành rất thận trọng tuân thủ triệt để các quy định pháp luật cả về nội dung lẫn thủ tục. Qua nghiên cứu pháp luật về xử lí vi phạm hành chính và khảo sát thực tiễn xử lí vi phạm hành chính chúng tôi thấy có nhiều vấn đề cần bàn thêm cả từ góc độ lí luận lẫn thực tiễn và sau đây là một số vấn đề đó 1. Thiệt hại có phải là dấu hiệu bắt buộc phải có trong xử lí vi phạm hành chính hay không Nói đến thiệt hại với tính chất là hậu quả của vi phạm hành chính chúng ta phải xem xét từ hai góc độ Góc độ pháp lí và góc độ xã hội. Xét từ góc độ pháp lí thì vi phạm hành chính có thể gây ra hoặc không gây ra thiệt hại cụ thể. Phần lớn vi phạm hành chính không gây ra thiệt hại cụ thể trực tiếp mà chỉ chứa đựng khả năng gây ra những hậu quả ví dụ Người đi đường không tuân theo biển báo tín hiệu giao thông có thể gây ra hoặc không gây ra tai nạn . Nhưng dù có gây ra tai nạn hay không thì việc không tuân theo biển báo tín hiệu giao thông là thực hiện vi phạm hành chính dẫn đến việc người đó phải chịu trách nhiệm hành chính. Nhiều vi phạm hành chính là vi phạm quy định được ban hành nhằm mục đích ngăn chặn hoặc phòng ngừa thiệt hại có thể xảy ra PTS. TRẦN MINH HƯƠNG quy định về phòng cháy chữa cháy vệ sinh môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm. cho nên việc vi phạm hoặc không tuân thủ những quy định ấy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính ngay cả khi không có thiệt hại trực tiếp. Bên cạnh đó cũng có những vi phạm hành chính mà thiệt hại cụ thể là dấu hiệu bắt buộc như hành vi làm tổn hại máy thiết bị tài sản doanh nghiệp khoản 2 Điều 12 Nghị định số 38 CP ngày 25 6 1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động hoặc hành vi tự ý đào .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN