tailieunhanh - Báo cáo "Tìm hiểu lịch sử lập hiến nước Cộng hoà Pháp "

Tìm hiểu lịch sử lập hiến nước Cộng hoà Pháp Hiện nay, chế định thừa phát lại đang được áp dụng thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, các văn phòng đã được hình thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, để mô hình thi hành án thừa phát lại tồn tại và phát triển thì yêu cầu đầu tiên được đặt ra là phải bảo đảm sự tin tưởng và lựa chọn của người dân đối với mô hình này | NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Nước NGOÀI TÌM HIỂU LỊCH sử LẬP HIẾN NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia có truyền thống pháp luật và truyền thống lập hiến lâu dài nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử lập hiến của Pháp bắt đầu từ cuộc Cách mạng dân chủ tư sản 1789 xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế xây dựng nền quân chủ lập hiến với sự xác lập chủ quyền dân tộc thuộc về toàn thể nhân dân. Hiến pháp đầu tiên của nước Pháp là Hiến pháp 1791. Tư tưởng chủ đạo của Hiến pháp 1791 là Bản tuyên ngôn về quyền công dân và quyền con nguời 1789. Những quy định trong bản tuyên ngôn nổi tiếng này đã trở thành những nguyên tắc cơ bản của quá trình đấu tranh vì chế độ dân chủ trong lịch sử lập hiến của nước Pháp 1 . Đó là những quy định sau đây 1. Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. 2. Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người. Đó là các quyền Tự do sở hữu an toàn và sự chống lại áp bức. 3. Nguyên tắc tất cả chủ quyền Nhà nước thuộc về dân tộc. Không tổ chức hay cá nhân nào được vi phạm chủ quyền của dân tộc. 4. Tự do là khả năng làm tất cả những gì không hại đến người khác. Việc thực hiện quyền tự nhiên của con người được giới hạn bởi những quy định nhằm đảm bảo cho mọi thành viên khác trong xã hội cũng thực hiện được những quyền đó. VĨNH THẮNG Những giới hạn này chỉ có thể được xác định bởi văn bản luật. 5. Chỉ có luật mới có thể cấm đoán các hành vi mà nó xác định là có hại cho xã hội. Không ai có thể ngăn cản con người thực hiện hành vi mà luật không cấm và không ai có thể bắt buộc người khác thực hiện hành vi mà luật không bắt buộc thực hiện. 6. Luật là sự thể hiện ý chí chung của toàn thể công dân. Tất cả mọi công dân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện để góp phần xây dựng luật. Luật pháp chỉ là một cho tất cả mọi người dù là bảo vệ hay là trừng phạt. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng. 7. Không ai có .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN