tailieunhanh - Báo cáo "Về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh "

Về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh Trong quá trình xây dựng Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, vấn đề giao cho thừa phát lại quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự có nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP đã quy định thừa phát lại quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự, điều đó đã tạo ra sự đổi mới quan trọng đối với hoạt động thi hành án dân sự, tạo nên sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa cơ quan thi hành án. | XÂy DƯNG PHÁP LUẬT VẾ BIỆN PHẤP NGÀN CHẶN BẲO LĨNH 1. So sánh với một số biện pháp ngăn chặn khác như bắt tạm giữ tạm giam thì bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn có tính ít nghiêm khắc hơn và sự hiện diện của nó trong Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS là biểu hiện cụ thể của tư tường dân chủ hóa các hoạt động tố tụng hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Là biện pháp ngăn chặn mới được quy định trong BLTTHS và lần đầu tiên được áp dụng trong thực tiễn tố tụng hình sự ờ nước ta nên còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải xem xét. Tuy nhiên việc tổng kết thực tiễn áp dụng biện pháp bảo lĩnh chưa được các ngành chức năng tiến hành khiến các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn hoặc lúng túng khi áp dụng biện pháp này. 2. Trong thời gian qua tỉ lệ các vụ án hình sự trong đó có áp dụng biện pháp bảo lĩnh hầu như không đáng kể. Theo các tác giả Nguyễn Mai Bộ và Nguyễn Vạn Nguyên thì trong số 72 vụ án với 126 bị can bị cáo được nghiên cứu chỉ có 7 trường hợp được bảo lĩnh chiếm tỉ lệ 5 5 trong đó bảo lĩnh cá nhân chiếm 2 8 và nét đặc biệt của việc áp dụng biện pháp này trong thựctiễn là bảo lĩnh cá nhân hầu như chỉ được áp dụng đối với bị can bị cáo chưa thành niên 1 . Thực trạng nêu trên không thể coi là sự phủ nhận tính hợp lí ý nghĩa thực tiễn của Ths. BÙI KIÊN ĐIÊN biện pháp bảo lĩnh đối với quá trình tố tụng hình sự mà chính là đòi hỏi phải sớm hoàn thiện những nội dung của chế định này. 3. Sự thiếu hoàn thiện và đổng bộ của pháp luật là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công tác quản lí nhà nước và đấu tranh phòng chống tội phạm. Điều này cũng đúng với thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung biện pháp bảo lĩnh nói riêng. Trên cơ sờ phân tích những vướng mắc của việc áp dụng biện pháp đó ờ những năm qua chúng tôi cho rằng cần phải cụ thể hóa trong BLTTHS hoặc trong văn bản dưới luật một số nội dung cơ bản sau Trước hết cần xác định rõ những đối tượng nào có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Trong Điều 75 BLTTHS hiện hành vấn đề quan trọng này không

TỪ KHÓA LIÊN QUAN