tailieunhanh - Tài liệu Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Tài liệu Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945) trình bày diễn biến 5 giai đoạn của cuộc chiến: giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 (ngày Đức tấn công Ba Lan, mở đầu đại chiến) đến 22-6-1941 (ngày phát xít Đức tấn công Liền Xô), giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-l942 (ngày mở đầu cuộc phản công ở Xtalingrat), giai đoạn thứ ba: từ 19-l1-1942 đến 24-12-1943 (ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận), giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 (ngày phát xít Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu), giai đoạn thứ năm: từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 (ngày Phát xít Nhật đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt). | Chiến tranh Thế giới thứ hai 1939 - 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra trên nhiều mặt trận mặt trận Tây Âu mặt trận phía Tây mặt trận Xô - Đức mặt trận phía Đông mặt trận Bắc Phi mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận trong lòng địch của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng trong đó mặt trận chủ yếu quyết định đối với toàn bộ tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ hai là mặt trận Xô - Đức. Từ 1939 đến 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai đại thể đã trải qua 5 giai đoạn 1. Giai đoạn thứ nhất từ 1-9-1939 ngày Đức tấn công Ba Lan mở đầu đại chiến đến 22-6-1941 ngày phát xít Đức tấn công Liền Xô . 2. Giai đoạn thứ hai từ 22-6-1941 đến 19-11-l942 ngày mở đầu cuộc phản công ở Xtalingrat . 3. Giai đoạn thứ ba từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận . 4. Giai đoạn thứ tư từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 ngày phát xít Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở châu Âu . 5. Giai đoạn thứ năm từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 ngày Phát xít Nhật đầu hàng Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt . I. Giai đoạn thứ nhất 1-9-1939 đến 22-6-1941 l. Đức tấn công Ba Lan và bước khởi đầu của chiến tranh thế giới 9-1939 đến 4 -1940 . Ngày 1-9-1939 không tuyên chiến quân Đức tràn vào Ba Lan. Để tấn công Ba Lan Đức đã có sự chuẩn bị từ lâu và đưa vào Ba Lan một lực lượng to lớn 70 sư đoàn trong đó có 7 sư đoàn xe tăng và 6 sư đoàn cơ giới với hơn 3000 máy bay . Trong khi đó Ba Lan thiếu chuẩn bị về tinh thần và vật chất. Một bộ phận lớn quân đội Ba Lan lại tập trung ở biên giới phía Đông để chống Liên Xô trong khi đó Đức có ưu thế tuyệt đối về quân số và trang bị. Chúng lại lợi dụng yếu tố bất ngờ và thực hiện chiến thuật đánh chớp nhoáng dùng xe tăng và máy bay thọc sâu bao vây khiến cho Ba Lan không chống đỡ nổi. Từ ngày 12 đến 16-9 vòng vây của Đức xiết chặt chung quanh Vacxava và quân Đức tiếp tục tiến về phía Đông chiếm Bret-Litôp Lubơlin và Lvốp. Bọn phản động cầm quyền Ba Lan không đủ sức chỉ đạo về quốc phòng. Sau những
đang nạp các trang xem trước