tailieunhanh - Truyền tin số: Chương 3
Bài giảng Truyền tin số: Chương 3 sẽ giới thiệu lý thuyết Mô hình không gian tín hiệu. Những nội dung cụ thể trong bài giảng sẽ được trình bày: Mô hình hệ truyền tin số băng thông dải, quy trình trực giao hóa Gram-Schmidt, ý nghĩa hình học của biểu diễn tín hiệu, tách tín hiệu đồng bộ trong ồn, xác suất lỗi, tách tín hiệu không biết pha trong ồn. | Chương 3 Mô hình không gian tín hiệu Mô hình hệ truyền tin số băng thông dải Qui trình trực giao hóa Gram-Schmidt Ý nghĩa hình học của biểu diễn tín hiệu Đáp ứng của dãy các bộ tương quan lối vào Tách tín hiệu đồng bộ trong ồn Bộ thu tương quan Xác suất lỗi Tách tín hiệu không biết pha trong ồn Trong truyền tin số băng cơ sở dữ liệu chuyển thành các tín hiệu PAM rời rạc truyền trực tiếp trên kênh thông thấp. Vấn đề chính là tạo dạng xung do phối hợp cả bộ lọc nơi phát và nơi thu để kiểm soát ISI. Khi xét đến truyền tin số băng thông dải dòng dữ liệu sẽ được điều chế lên sóng mang giá trị tần số sóng mang này tùy theo tính chất kênh . Vấn đề chính ở đây là thiết kế tối ưu bộ thu để tối thiểu xác suất lỗi ký hiệu khi có ồn. Điều này không có nghĩa là ồn không ảnh hưởng đến truyền xung băng cơ sở cũng như không có nghĩa ISI không ảnh hưởng đến truyền tin số băng thông dải. Đây chỉ là 2 vấn đề nổi bật trong 2 phạm vi truyền dẫn. PSK khóa dịch pha và FSK khóa dịch tần không sợ tính phi tuyến về biên độ của kênh truyền nên trong truyền tin số băng thông dải chúng hay được sử dụng hơn ASK khóa dịch bên độ thể hiện đặc biệt trong thông tin vệ tinh hay vi ba. Các vấn đề sẽ được phân tích kỹ ở đây là Thiết kế tối ưu bộ thu để có ít lỗi tính xác suất lỗi ký hiệu trung bình trong kênh có ồn và xác định tính chất phổ của tín hiệu điều chế. Hai trường hợp điển hình được xem xét là kỹ thuật đồng bộ bộ thu bám pha với ký hiệu đến và kỹ thuật không đồng bộ tức là không có đồng bộ pha giữa bộ thu và ký huệy đến . Để chuẩn bị cho việc phân tích và đánh giá các kỹ thuật nói trên ta nêu ra trước hết lý thuyết tổng quát về không gian tín hiệu. Mô hình hệ truyền tin số băng thông dải Giả sử mi là một ký hiệu thuộc tập M ký hiệu của bản tin. mi sẽ được truyền trong thời gian T và có xác suất xuất hiện giả sử là pi P mi 1 M xác suất trước hay còn gọi là xác suất tiền nghiệm . Để tạo ra tín hiệu truyền mi được đưa vào bộ tạo véc tơ mã hóa ký hiệu truyền .
đang nạp các trang xem trước