tailieunhanh - Báo cáo: Khủng hoảng nợ công ở châu Âu - Nguyên nhân và tác động đến Việt Nam

Sau cơn lốc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trong khi Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác vẫn còn đang phải chống vhoij với suy thoái kinh tế, làn sóng khủng hoảng nợ công ở Châu Âu lại nổi lên và trở thành vấn đề nghiêm trọng, đe dọa tới sự ổn định của nền kinh tế thế giới. | KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU NGUYỄN NHÂN VA TÁC DỘNG ĐỄN VlệT NRM Đại Sau cơn lốc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 trong khi Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác vẫn còn đang phải chống chọi với suy thoái kinh tế làn sóng khủng hoảng nợ công ở châu Âu lại nổi lên và trở thành vấn đề nghiêm trọng đe dọa tới sự ổn định của nền kinh tế thế giới. 1. Nợ công và nguồn gốc của khủng hoảng nợ cổng Theo nhà kinh tế Mankiw khi chính phủ chi nhiều hơn thu chính phủ sẽ phải đi vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Tổng giá trị tích lũy của các khoản vay được gọi là nợ công hay nợ của chính phủ1 Nợ công bao gồm nợ trong nước do chính phủ vay của dân cư tổ chức trong nước và nợ nước ngoài do chính phủ vay của các cá nhân tổ chức hay chính phủ nước ngoài. Chính phủ vay tiền thông qua các hình thức như phát hành công trái trái phiếu hiệp định tín dụng. Lãi suất đối với các khoản nợ công thường khác nhau theo từng quốc gia. Lãi suất phụ thuộc vào các thỏa thuận và điều kiện kinh tế xã hội và khả năng trả nợ của mỗi quốc gia. Những quốc gia có điều TS. Nguyễn Kim Chi Vũ Quỳnh Loan học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội kiện kinh tế xã hội kém ổn định có thể chịu lãi suất vay cao hơn nhiều so với các quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội ổn định. Một quốc gia bị coi là có nguy cơ vỡ nợ nếu nợ công của quốc gia đó vượt quá mức giới hạn an toàn Trên thế giới một số tiêu chí sau được sử dụng làm giới hạn an toàn nợ công không vượt quá 50-60 GDP hoặc không vượt quá 150 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trả nợ công không vượt quá 15 kim ngạch xuất khẩu và không vượt quá 10 chi ngân sách2 Một trong những tiêu chuẩn theo quy định về mức giới hạn an toàn nợ của Liên minh Châu Âu là tỷ lệ nợ chính phủ GDP không vượt quá 60 3 Nhiều tổ chức quốc tế cho rằng tỷ lệ nợ công họp lý đối với các quốc gia đang phát triển nên ở mức dưới 50 . Song trên thực tế không có mức giới hạn an toàn nợ chung cho các nền kinh tế khác nhau. Mức an toàn nợ công phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và tốc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN