tailieunhanh - Nhận thức về số con của phụ nữ nông thôn: Xu hướng biến đổi và các yếu tố tác động

Nội dung bài viết "Nhận thức về số con của phụ nữ nông thôn: Xu hướng biến đổi và các yếu tố tác động" trình bày kết quả nghiên cứu về nhận thức về số con của phụ nữ nông thôn như: Dự định sinh đẻ của phụ nữ nông thôn Việt Nam, các yếu tố tác động đến số con mong muốn, các yếu tố tác động đối vơi tỷ lệ phụ nữ muốn có thêm con,. | Xã hội học số 3 55 1996 3 NHẬN THỨC VỀ SỐ CON CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG NGUYỄN MINH THẮNG1 CHARLES HIRSCHMAN2 NGUYỄN HỮU MINH3 I. MỞ ĐẦU Việt Nam đang ở giữa con đường của quá độ giảm mức sinh. Trung bình mỗi phụ nữ có từ sáu con vào đầu những năm 1970 giảm chỉ còn có dưới bốn con vào cuối những năm 1980 Allman và các đồng tác giả 1991 . Tuy nhiên so với mục tiêu giảm mức sinh xuống dưới 2 9 con vào năm 2000 của chương trình dân số quốc gia Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình 1993-từ nay viết tắt là UBQGDS KHHGĐ mức giảm sinh ở Việt Nam trong những năm qua chưa đạt được như mong muốn. Theo các cuộc điều tra do Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Tổng cục Thống kê TCTK tiến hành năm 1992 và 1993 mức giảm sinh ở Việt Nam có phần chậm lại trong năm năm qua sau điều tra Nhân khẩu học và Y tế 1988 . Ước lượng Tổng tỷ suất sinh năm 1992 là 3 73 và năm 1995 là 3 7 Population Reference Bureau 1995 . Khó có thể hình dung rằng chỉ còn khoảng 5 năm nữa để bước vào thế kỷ 21 mức sinh ở Việt Nam có thể giảm xuống dưới 2 9 con nếu không có những phát triển nhảy vọt về kinh tế xã hội những gia tăng đáng kể về hoạt động của chương trình kế hoạch hóa gia đình và sự chuyển biến nhận thức thực sự trong các cặp vợ chồng. Điều đặc biệt đáng quan tâm đối với chương trình dân số là khu vực nông thôn rộng lớn nơi chiếm 80 dân số cả nước có mức sinh cao hơn nhiều so với khu vực thành thị. Theo Điều tra Nhân khẩu học giữa kỳ ICDS 1994 Tổng tỷ suất sinh thời kỳ 1990-1993 ở khu vực nông thôn gấp 1 8 lần so với thành thị. Việc xác định nhu cầu sinh đẻ là một chỉ báo gián tiếp để đánh giá triển vọng sự biến đổi mức sinh Easterlin 1987 Cleland và Wilson 1987 . Theo Coale 1973 sự chọn lựa có ý thức của các cặp vợ chồng về sinh đẻ là một trong những tiền đề của giảm mức sinh trong số phụ nữ có chồng. Các tác giả Tương Lai 1992 Knodel và đồng tác giả 1987 cũng cho rằng nhận thức của các cặp vợ chồng nhằm giảm mức sinh là yếu tố có tính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.