tailieunhanh - Bài giảng Hoạt động tim

Bài giảng Hoạt động tim được biên soạn nhằm giúp cho các bạn trình bày được 4 tính chất sinh lý của cơ tim và chu kỳ hoạt động của cơ tim; vẽ và mô tả được đường ghi tâm động ký trên ếch; cách thí nghiệm nút thắt Stanius trên tim ếch; định luật Starling và các yếu tố ảnh hưởng lên đường cong Starling; ảnh hưởng của nhiệt, một số ion, hóa chất và điện trên hoạt động của tim ếch.   | HOẠT ĐỘNG TIM Mục tiêu Trình bày được 4 tính chất sinh lý của cơ tim và chu kỳ hoạt động của cơ tim. Vẽ và mô tả được đường ghi tâm động ký trên ếch. Trình bày được thí nghiệm nút thắt Stanius trên tim ếch. Trình bày được định luật Starling và các yếu tố ảnh hưởng lên đường cong Starling. Mô tả và giải thích được ảnh hưởng của nhiệt, một số ion, hóa chất và điện trên hoạt động của tim ếch. 1. ĐẠI CƯƠNG Giới thiệu tim ếch Xoang tĩnh mạch 2 tâm nhĩ 1 tâm thất Động mạch Nút Remark Nút Ludwig Nút Bidder Lưới Gaskell Nguyên lý hoạt động của bút ghi (a) (b) (c) (d) Các khái niệm Lực co Tần số Trương lực 2. THÍ NGHIỆM Thí nghiệm 1: Tính tự động của tim Thí nghiệm 2: chu chuyển tim Thí nghiệm 3: Nút buộc Stanius Thí nghiệm 4: Định luật Starling Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của nhiệt, ion, hóa chất lên tim Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của kích thích điện lên tim Thí nghiệm 1: Tính tự động của tim Chứng minh: Tính nhịp điệu Tính dẫn truyền Thí nghiệm 2: Chu chuyển tim Chu kỳ hoạt động của tim: Xoang TM thu Nhĩ thu Thất thu Xoang TM trương Nhĩ trương Thất trương Tâm trương toàn bộ ab bc cd be cf dg de b c d e f g a Thí nghiệm 3: Nút buộc Stanius 4 kết luận: Xoang tĩnh mạch áp đặt nhịp cho tâm nhĩ và tâm thất. Nút thắt thứ nhất ngăn xoang tĩnh mạch áp đặt nhịp cho tâm nhĩ và tâm thất. Sau nút thắt thứ nhất, tâm nhĩ áp đặt nhịp cho tâm thất Sau nút thắt thứ hai tâm thất đập theo nhịp của chính nó. Thí nghiệm 4: Định luật Starling Phát biểu định luật: Lực co cơ tim tỷ lệ thuận với chiều dài sợi cơ tim trước khi co. Vẽ sơ đồ đường cong Starling: Tính chất đường cong Starling: Tương quan trên không phải mãi mãi, khi cơ tim dãn đến một mức độ nào đó, lực co sẽ giảm. Họ đường cong Starling: đường cong có thể chuyển phải (tăng lực co) hoặc chuyển trái (giảm lực co). Lực co Chiều dài trước khi co Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của nhiệt, ion và hóa chất TT Tác nhân Lực co Tần số Trương lực Đường cong Starling 1 Lạnh + - + Phải 2 Nóng - + - Trái 3 Na+ - 0 + Trái 4 Ca++ + 0 + Phải 5 Adrenalin + + + Phải 6 Acetylcholin - - - Trái Thí nghiệm 6: Kích thích điện Kích thích xung đơn: chứng minh tính trơ có chu kỳ của cơ tim Kích thích vào lúc cơ tim đang co: không có đáp ứng. Kích thích vào lúc cơ tim đang dãn: đáp ứng bằng một co bóp phụ gọi là ngoại tâm thu (đến sớm và nghỉ bù). Kích thích bằng xung liên tục: Tim giảm dần tần số và lực co và cuối cùng ngừng đập ở thì tâm trương Nếu tiếp tục kích thích thì một lát sau tim sẽ đập trở lại gọi là hiện tượng thoát ức chế. Cơ chế là do tim ngừng đập ở thì tâm trương máu về tim nhiều sẽ gây phản xạ tim-tim (Bainbridge) làm tim đập trở lại.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN