tailieunhanh - Bài giảng Fasciolopsis buski - BS. Nguyễn Thị Thảo Linh

Bài giảng Fasciolopsis buski của BS. Nguyễn Thị Thảo Linh sau đây sẽ giúp cho các bạn biết được đặc điểm hình thể con trưởng thành và trứng sán lá ruột; chu trình phát triển của sán; tác hại của sán lá ruột đối với ký chủ; phương pháp chẩn đoán và điều trị; biện pháp dự phòng.   | FASCIOLOPSIS BUSKI LANCESTER, 1857 ODHNER, 1902 BS. Nguyễn Thị Thảo Linh Email: nttlinh@ 1. Nêu đặc điểm hình thể con trưởng thành và trứng sán lá ruột. 2. Trình bày chu trình phát triển của sán. 3. Trình bày tác hại của sán lá ruột đối với ký chủ. 4. Nêu phương pháp chẩn đoán và điều trị. 5. Nêu các biện pháp dự phòng. Mục tiêu bài học: - Sán lá ruột thuộc bộ Echinostomida, họ Fasciolidae. - Ký chủ chính là người, heo và một số loài động vật ăn cỏ. - Ký chủ trung gian 1 là ốc Planorbis, ký chủ trung gian 2 là thực vật thủy sinh. - Bệnh được truyền do ăn phải rau mọc dưới nước có chứa nang trùng. 1. Đại cương 1. Sán trưởng thành (Fasciolopsis buski adult) - Hình chiếc lá, thân dày màu nâu, kt # 5 – 7 cm x – 2 cm. - Có 2 đĩa hút ở miệng và ở bụng. - Hầu và thực quản chia 2 nhánh - Tinh hoàn ở nữa thân sau, buồng trứng ở nữa thân trước. 2. Trứng (Fasciolopsis buski ova) - Hình trái xoan, màu nâu sẫm, vỏ dày, có nắp ở một cực. - Kt # 140 x 85 mcm. 2. Hình thể KCVV: người, heo. KCTG 1: ốc Planorbis KCTG 2: thực vật thủy sinh (ấu, sen, rau nhút, rau ngổ .) Sán trưởng thành sống bám vào thành ruột non, vùng tá tràng hay hỗng tràng. Sán đẻ trứng trong ruột ( trứng/ngày). Trứng theo phân ra ngoài rơi xuống môi trường nước,sau 3 – 7 tuần phát triển thành ấu trùng trùng lông (Miracidium) Ấu trùng lông chui vào cơ thể ốc Planorbis, phát triển thành bào tử nang (Sporocyst) và lớn dần thành ấu trùng đuôi (Cercaria) Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc , bám vào các loài thực vật thủy sinh, tạo thành nang trùng (Metacercaria ). 3. Chu trình phát triển Khi người hay heo ăn phải các loại thực vật có chứa nang trùng, vào đến ruột các nang trùng được thoát vỏ thành sán non định vị trong ruột và trưởng thành. Khoảng thời gian này khoảng 90 ngày. 3. Chu trình phát triển 1. Phân bố Chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và Trung Á Trung Quốc có tỷ lệ nhiễm 5 - 71 %. Việt Nam tỷ lệ nhiễm ở người ít, ở lợn có thể đến 80%. 2. Nguồn bệnh Người, lợn nhiễm sán, ốc, thực vật thủy sinh. 3. Đường lây - Qua đường tiêu hóa do ăn phải thực vật dưới nước có chứa nang trùng sán lá lớn ở ruột chưa được nấu chín. 4. Dịch tễ học * Sán trưởng thành bám vào niêm mạc ruột, hấp thu chất dinh dưỡng, gây viêm loét với các biểu hiện: - Đau bụng - Bụng chướng Tiêu chảy kéo dài, phân lỏng có chất nhầy lẫn thức ăn không tiêu. * Nhiễm nặng: - Phù toàn thân, tràn dịch đa màng. - Suy kiệt. - Tắc ruột. 5. Triệu chứng Lâm sàng không rõ ràng. Cận lâm sàng quyết định. - Tìm trứng sán lá lớn ở ruột trong phân. - CTM: tăng eosinophil có khi đến 35%. 6. Chẩn đoán Niclosamide 500 mg (Cestocid, Yomesan, Niclocide, Tanox ) liều: nhai 2v vào buổi sáng 2v sau đó 1 giờ Praziquantel 600 mg (Distocide, Prazitel, Biltricide, Batricide) liều: 75 mg/kg chia 3 lần trong ngày X 1 – 2 ngày. 7. Điều trị Cấp 0:- Giáo dục dân chúng ý thức vệ sinh môi trường. - Dùng hố xí tự hoại, không đi tiêu bừa bãi - Diệt ốc trung gian - Không nuôi heo thả rong. Cấp 1: - Uống nước đun sôi, ăn rau nấu chín. - Nếu ăn rau sống nên ngâm, rữa rau dưới vòi nước chảy nhiều lần. Cấp 2: - Tìm người nhiễm bằng xét nghiệm phân để điều trị. Cấp 3: - Điều trị hậu quả suy dinh dưỡng. 8. Dự phòng CÙNG NHAU TỎA SÁN

TÀI LIỆU LIÊN QUAN