tailieunhanh - Giáo trình Tâm lý học xã hội: Phần 2 - Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn

tiếp phần 2 của giáo trình Tâm lý học xã hội dưới đây để bổ sung thêm kiến thức về một số vấn đề tâm lý xã hội của tập thể, ảnh hưởng xã hội, định kiến xã hội và sự xâm kích, nhân cách trong tâm lý học xã hội. Tài liệu là nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên ngành Xã hội học tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu. | - Chú ý đầy đủ đến việc tổ chức các nhóm sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục. Nên coi các nhóm sinh viên là đơn vị cơ sở của hoạt động dạy học và giáo dục. Hầu hết các hoạt động của sinh viên diễn ra trong môi trường nhóm nhỏ các cơ chế tâm lý xã hội cũng phát huy tác dụng trong nhóm. Đặc biệt nhóm nhỏ là môi trường thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực chủ động trong học tập và nghiên cứu của sinh viên là môi trường cho việc rèn luyện các kĩ năng mềm . - Hình thành nhóm nhỏ trong dạy học giáo dục bằng nhóm và thông qua nhóm. Để thực hiện điều đó cần ý thức rõ việc to chức nhóm và tác động để hình thành các hiện tượng tâm lý nhóm từ việc lựa chọn quy mô nhóm đến việc giúp nhóm hình thành các mục tiêu các nguyên tắc khuyến khích sự chủ động trong hoạt động của nhóm quan tâm đến sự phát triển của nhóm. - Cần đưa ra những yêu cầu chính thức khi hình thành các nhóm đánh giá kết quả của nhóm của cá nhân trong nhóm trong sự tương quan với kết quả của nhóm sự luân chuyển các vai trò xã hội trong cấu trúc chính thức của nhóm. - Quan tâm đến quá trình ra quyết định nhóm sự hình thành các chuẩn mực nhóm. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III 1. Nhóm xã hội là gì Có những loại nhóm xã hội nào Ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhóm xã hội 2. Phân tích sự khác biệt giữa cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính thức của nhóm. Cần có cách ứng xử như thế nào với cấu trúc không chính thức Tại sao 3. Chuẩn mức nhóm là gì Vai trò của chuẩn mục nhóm Làm thế nào để hình thành các chuẩn mực nhóm 4. Nhóm nhỏ là gì Có các loại nhóm nhỏ nào Trong dạy học và giáo dục theo anh chị cần quan tâm tới nhóm nhỏ nào Tại sao Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA TẬP THỂ I. TẬP THỂ VÀ CẤU TRÚC QUAN HỆ CÁ NHÂN TRONG TẬP THỂ 1. Khái niệm tập thể Tập thể là một loại nhóm nhỏ phát triển cao. Nhóm nhỏ có thể phát triển qua 3 mức độ a Nhóm phân tán Là loại nhóm các thành viên mới tập hợp lại với nhau các thành viên có chung một mục đích chưa thống nhất giá trị chung do đó chưa liên kết gắn bó với .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN