tailieunhanh - Toàn cầu hóa từ góc nhìn văn hóa

Bản chất của toàn cầu hóa là mối tương tác giữa người và người được mở rộng ở cấp độ toàn cầu và những hệ quả phát sinh từ đó. Toàn cầu hóa ngày càng được khẳng định là xu thế khách quan, tất yếu, được mở rộng từ kinh tế sang các mặt khác của đời sống xã hội, như chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng. nội dung tài liệu "Toàn cầu hóa từ góc nhìn văn hóa" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này. | Quá trình hiện đại hóa có thể mang nhiều hình thức văn hóa khác nhau. Hiện đại hóa không chỉ là đồng nhất hóa mà còn là đa dạng hóa. Việc thủ tiêu tính đa dạng trong các nền văn hóa địa phương bằng sự thuần nhất và tiêu chuẩn hóa về văn hóa diễn ra cùng với quá trình toàn cầu hóa sẽ san bằng và nén chặt mọi khả năng phong phú của các nền văn hóa của nhân loại. Thách thức này cần phải được loại trừ. Chúng ta cần cổ vũ cho sự đa dạng văn hóa, cần duy trì những nét đặc thù của các nền văn hóa, khuyến khích việc bảo tồn bản sắc dân tộc như một điều kiện để thực hiện tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Nếu một dân tộc nào đó đánh mất bản sắc văn hóa riêng của mình thì nó không còn gì để hội nhập văn hóa với cộng đồng thế giới. Không nên coi những nỗ lực ứng xử để duy trì nét riêng của cộng đồng là bảo thủ, chống toàn cầu hóa hay là biểu hiện của sự “đóng cửa”, từ chối giao lưu. Thực chất, đó chỉ là một phản ứng tự vệ của các nền văn hóa. Hơn nữa, nó còn chứa đựng một ý nghĩa tích cực giống như sự tìm kiếm một giải pháp thích nghi cho văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN