tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu chung: Đánh giá được hiện trạng đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất được các giải pháp bảo tồn chúng tại Khu BTTN Xuân Liên. Sau đây là bản tóm tắt luận án. | BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐẶNG QUỐC VŨ nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm cơ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN TẠI khu bảo tồn THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN TỉNh thanh hóa TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành Thực vật học Mã số 62 42 01 11 HÀ NỘI 2016 1 Công trình được hoàn thành tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Đỗ Thị Xuyến 2. PGS. TS. Nguyễn Khắc Khôi Phản biện 1 PGS. TS. Nguyễn Tập Phản biện 2 PGS. TS. Trần Huy Thái Phản biện 3 PGS. TS. Trần Thế Bách Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp cơ sở họp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Vào hồi 9 giờ 00 ngày 2 tháng 2 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại -Thư viện Quốc gia -Thư viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ĐDSH . Việc nghiên cứu về hệ thực vật giúp người ta hiểu biết rõ được thành phần tính chất các hệ thực vật ở từng nơi từng vùng nhằm xây dựng mô hình về khai thác sử dụng phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật một cách bền vững. Khu Bảo tồn thiên nhiên BTTN Xuân Liên nằm trên 5 xã Bát Mọt Yên Nhân Vạn Xuân Xuân Cẩm và Lương Sơn thuộc địa bàn huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa. Khu bảo tồn có diện tích ha với vị trí địa lý tiếp giáp Khu BTTN Pù Hoạt Nghệ An và Khu BTTN Nậm Xam nước CHDCND Lào đã tạo ra một tam giác khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Đây được đánh giá là khu vực có tính ĐDSH cao có nhiều loài thực vật quí hiếm đặc biệt là sự có mặt của một số loài được coi là đặc hữu của hệ thực vật Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay trong khu bảo tồn vẫn còn diễn ra các hoạt động như phát nương làm rẫy khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ săn bắt động vật rừng và lấn chiếm đất rừng. Điều đó đã làm suy

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.