tailieunhanh - Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn

Từ trước tới giờ, khi phân tích hành vi của người tiêu dùng chúng ta giả định rằng người tiêu dùng biết chắc chắn mức giá của mọi mặt hàng và thu nhập của mình. Tuy nhiên, trong thực tế người tiêu dùng gặp phải rất nhiều tình huống lựa chọn trong đó mức giá và/ hoặc mức thu nhập là không chắc chắn. Nói cách khác, khi nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng chúng ta đối diện với một lớp bài toán mới trong đó phương pháp tìm điểm tiêu dùng tối ưu trình bày trong các. | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005 - 2006 Kinh tế vi mô Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn CHƯƠNG 5 LỰA CHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG CHẮC CHẮN Từ trước tới giờ khi phân tích hành vi của người tiêu dùng chúng ta giả định rằng người tiêu dùng biết chắc chắn mức giá của mọi mặt hàng và thu nhập của mình. Tuy nhiên trong thực tế người tiêu dùng gặp phải rất nhiều tình huống lựa chọn trong đó mức giá và hoặc mức thu nhập là không chắc chắn. Nói cách khác khi nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng chúng ta đối diện với một lớp bài toán mới trong đó phương pháp tìm điểm tiêu dùng tối ưu trình bày trong các chương trước không còn thích hợp nữa hoặc giả chúng ta vẫn muốn sử dụng các phương pháp ấy thì chúng phải được biến đổi cho thích hợp. Trước khi giới thiệu bài toán lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn chúng ta phải định nghĩa chính xác thế nào là một sự kiện không chắc chắn Định nghĩa 1 Sự kiện không chắc chắn là sự kiện có thể nhiều kết cục trong đó có thể tính toán được xác suất xảy ra của mỗi kết 2 Bây giờ chúng ta cùng xem xét một số trường hợp trong đó một người phải ra quyết định trong những điều kiện không chắc chắn. Ví dụ 1 Nghịch lý Ellsberg. Trong một hộp kín có 300 quả bóng trong đó có 100 quả màu trắng 200 quả còn lại màu đỏ và xanh nhưng không biết chính xác có bao nhiêu quả màu đỏ và bao nhiêu quả màu xanh. Luật chơi như sau. Mỗi người được chọn tham gia 1 trong 2 trò chơi sau 1 Knight phân biệt giữa may rủi risk và bất định uncertainty . Trong các tình huống may rủi hay mạo hiểm chúng ta có thể tính được xác suất xảy ra của các kết cục. Ngược lại trong tình huống bất định chúng ta không thể tính được xác suất này. 2 Có hai hai loại xác suất khách quan và chủ quan. Xác suất khách quan chủ quan là xác suất trong đó chúng ta có thể không thể sử dụng các phương pháp xác suất và thống kê để tính toán xác suất. Đối với xác suất chủ quan người ra quyết định phải phán đoán và tất nhiên là các phán đoán chủ quan này phụ thuộc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN