tailieunhanh - Tiểu luận: Chính sách vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu
Tài liệu Chính sách vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu nghiên cứu về mô hình và hiệu quả của sự vô hiệu hóa (bằng chính sách tiền tệ) đang diễn ra tại các thị trường mới nổi, đó là các quốc gia thực hiện tự do hóa thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chúng tôi ước tính xu hướng biên cho hoạt động vô hiệu hóa (bằng chính sách tiền tệ) đối với việc tích lũy tài sản nước ngoài có liên quan với dòng thu cán cân thanh toán ròng, giữa các quốc gia và theo thời gian. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC QQ CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH TOÀN CẦU GVHD GS. TS TRẦN NGỌC THƠ NHÓM THỰC HIỆN NHÓM 18 LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 1 KHÓA 22 lược TPHCM. Tháng 07 năm 20 1 Tài liệu này nghiên cứu về mô hình và hiệu quả của sự vô hiệu hóa bằng chính sách tiền tệ đang diễn ra tại các thị trường mới nổi đó là các quốc gia thực hiện tự do hóa thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chúng tôi ước tính xu hướng biên cho hoạt động vô hiệu hóa bằng chính sách tiền tệ đối với việc tích lũy tài sản nước ngoài có liên quan với dòng thu cán cân thanh toán ròng giữa các quốc gia và theo thời gian. Chúng tôi nhận thấy rằng mức độ vô hiệu hóa dòng dự trữ ngoại hối đang tăng lên trong những năm gần đây với nhiều mức độ khác nhau ở châu Á cũng như châu Mỹ Latinh phù hợp với mối quan tâm ngày càng lớn về sự tác động dự tới các dòng thu. Chúng tôi còn nhận thấy rằng sư vô hiệu hóa còn phụ thuộc vào các thành phần trong dòng cán cân thanh toán. 1. Giới thiệu Vào cuối những năm 1980 và đầu năm 1990 các thị trường mới nổi bắt đầu phát triển sự tự do hóa và mở cửa tài chính. Tuy nhiên bằng việc cố gắng duy trì cả cơ chế tỷ giá cố định và cơ chế độc lập về tiền tệ nhiều quốc gia đã phải trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Sau hậu quả của những cuộc khủng hoảng này nhiều thị trường mới nổi đã chọn một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn nhưng vẫn chịu sự quản lý cùng với việc tự do hóa tài chính và độc lập tiền tệ ở một mức độ nhất định. Sự tích lũy dự trữ ngoại hối trở thành một thành phần quan trọng nâng cao khả năng ổn định của mô hình mới này. Sự quan tâm về chi phí của việc duy trì cơ chế tiền tệ ổn định với chính sách hỗn hợp mới này cho thấy nhu cầu tích tũy dự trữ ngoại hối với việc vô hiệu hóa một cách tích cực hơn. Hiểu rõ lần lượt về những chi phí cơ hội của tích lũy nguồn dự trữ và sựu bóp méo chi phí tài chính công của việc vô hiệu hóa đã dẫn đến những .
đang nạp các trang xem trước