tailieunhanh - Khủng hoảng kinh tế hiện nay: Phân tích và khuyến nghị từ lý thuyết kinh tế trường phái Áo

Kinh tế Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, hoặc tệ hơn nữa, khủng hoảng. Bài viết này hướng tới việc lý giải các nguyên nhân dẫn đến suy thoái/ khủng hoảng kinh tế và từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách từ góc nhìn của lý thuyết kinh tế trường phái Áo. | NGHIÊN CỨU CỦA CEPR Bài nghiên cứu NC-09/2009 Khủng hoảng kinh tế hiện nay: Phân tích và khuyến nghị từ lý thuyết kinh tế trường phái Áo Đinh Tuấn Minh TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 © 2009 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Bài Nghiên cứu NC-09/2009 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu của CEPR Khủng hoảng kinh tế hiện nay: Phân tích và khuyến nghị từ lý thuyết kinh tế trường phái Áo Đinh Tuấn Minh1 Tóm tắt Kinh tế Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, hoặc tệ hơn nữa, khủng hoảng. Bài viết này hướng tới việc lý giải các nguyên nhân dẫn đến suy thoái/ khủng hoảng kinh tế và từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách từ góc nhìn của lý thuyết kinh tế trường phái Áo. Dựa trên kinh nghiệm của cuộc Đại khủng hoảng 1929-1932 và các diễn biến gần đây của nền kinh tế Mỹ, bài viết này cho rằng khả năng kinh tế Mỹ và thế giới tiếp tục rơi sâu vào khủng hoảng trong một thời gian tương đối dài là rất lớn. Đối với nền kinh tế Việt Nam, bài viết cho rằng những chính sách kiểm soát giá cả, kiểm soát hàng hóa, tài chính mở rộng, tiền tệ mở rộng, và duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là những nguyên nhân làm cho cấu trúc sản xuất của nền kinh tế Việt Nam bị méo mó nghiêm trọng, dẫn đến sự bất ổn vĩ mô trong 2008. Thêm nữa, tình trạng cấu trúc méo mó của nền kinh tế Việt Nam hầu như chưa được cải thiện trong những năm vừa qua, đặt ra nguy cơ của các bất ổn vĩ mô quay trở lại trong thời gian tới. Để có thể tránh rơi vào khủng hoảng trong trước mắt cũng như đạt được tăng trưởng bền vững trong dài hạn, Việt Nam nên rà soát loại bỏ các chính sách cản trở sự phát triển của thị trường, theo đuổi chính sách tài khóa thận trọng và cắt giảm chi tiêu ngân sách, theo đuổi chính sách tiền tệ trung tính, và tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. 1 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.