tailieunhanh - Ảnh hưởng của văn hóa Việt với Công giáo ở Việt Nam

Bài viết này sẽ góp phần làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa Việt với Công giáo ở Việt Nam với 2 nội dung chính như sau: Văn hóa Việt Nam góp phần làm biến đổi Công giáo xa lạ thành một tôn giáo gần gũi với văn hóa dân tộc, văn hóa Việt góp phần hình thành và phát triển con đường "đồng hành cùng dân tộc" của Công giáo Việt Nam. . | NghieiW Tôn 47 SÕ8 122 2013 47-52 PHẠM HUY THÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA VÃN HÓA VIỆT VỚI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM Tóm tắt Công giáo du nhập vào Việt Nam vào thế kỉ XVI và đã ghi dẩu ẩn khá đậm nét với văn hóa Việt từ việc hình thành nên chữ quốc ngữ đến vai trò là chiếc cầu nối văn hóa Đông - Tây từ những đóng góp vào nền báo chí văn học nghệ thuật đến lễ hội lối Việt Nam. Nhưng không có lực nào chỉ tác động một chiều đơn phương mà không chịu sự phản lực. Công giáo đóng dẩu ẩn với văn hóa Việt thì ngược lại văn hóa Việt cũng có những ảnh hưởng làm thay đối Công giáo. Bài viết này sẽ góp phan làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa Việt với Công giáo ở Việt Nam. Từ khóa Văn hóa dân tộc văn hóa Việt Nam Công giáo Việt Nam Công giáo ở Việt Nam. 1. Văn hóa Việt Nam góp phần làm biến đổi Công giáo xa lạ thành một tôn giáo gần gũi với văn hóa dân tộc Công giáo ra đời ở Trung Đông nhưng lại bén rễ và phát triển mạnh ở Châu Âu nên khi du nhập vào Việt Nam nó mang theo nhiều dấu ấn của châu lục này và trở nên xa lạ với người Việt và văn hóa Việt. Chính vì vậy thời gian đầu nó bị chống đối khá gay gắt. Những chống đối và cả thất bại buổi đầu truyền giáo đã buộc các giáo sĩ Công giáo phải nhập gia tùy tục . Trước tiên để có thể giao tiếp với người dân và truyền giáo được thì các giáo sĩ phải biết tiếng Việt. Vì vậy nhiều giáo sĩ đã học tiếng Việt rồi tìm cách để ghi lại thứ tiếng như chim hót này. Kết quả là chữ quốc ngữ ra đời. Tiếp đó nhiều kinh sách Công giáo được dịch ra tiếng Việt tiếng một số dân tộc thiểu số như Banar Chăm Khmer Cơ Ho từ khá sớm và ngày càng gần gũi với người dân. Tiếng Latinh được thay thế dần bằng tiếng Việt hoặc tiếng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Buổi đầu người Việt gia nhập Công giáo phải bỏ tên cúng cơm để nhận những tên thánh người nước ngoài như Anna Gioan Giuse . Thậm chí một tín đồ Công giáo được tôn phong thành Chân phước năm 2000 cũng không biết tên thật mà phải ghi quê quán đi kèm đó là Chân phước Anrê Phú Yên. Nhưng dần dần để không trở thành xa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN