tailieunhanh - Bàn thêm về thời điểm Phật giáo và pháp tu thiền truyền vào Việt Nam

Một số vấn đề liên quan đến thời điểm Phật giáo truyền nhập vào Việt Nam đã được nhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến, nhất là các bộ lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề này vẫn còn cần phải bàn thêm, với những tư liệu xác đáng hơn. Bài viết này sẽ góp phần làm rõ hơn về thời điểm, con người, cách thức truyền bá Phật giáo nói chung, pháp tu Thiền nói riêng vào Việt Nam. | Sis Số 8 122 2013 29-38 NGUYỄN CÔNG LÝ BÀN THÊM VÈ THỜI ĐIẺM PHẬT GIÁO VÀ PHÁP TU THIỀN TRUYỀN VÀO VIỆT NAM Lời Tòa soạn Bài viết này góp bàn thêm về thời điếm Phật giáo và pháp tu Thiền truyền vào Việt Nam. Chúng tôi tôn trọng những cứ liệu của tác giả sử dụng trong bài viết. Dau vậy chúng tôi coi những kết luận trong bài viết là những giả thuyết khoa học can được thảo luận thêm. Trên tinh than như vậy Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo đũng bài viết này và mong các nhà nghiên cứu can tiếp tục bố khuyết cứ liệu đế tiến tới những nhận định chính xác hơn về thời điếm Phật giáo và pháp tu Thiền du nhập vào Việt Nam. Tóm tắt Một số vẩn đề liên quan đến thời điếm Phật giáo truyền nhập vào Việt Nam đã được nhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến nhất là các bộ lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay van đề này vân còn can phải bàn thêm với những tư liệu xác đáng hơn. Bài viết này sẽ góp phần làm rõ hơn về thời điếm con người cách thức truyền bá Phật giáo nói chung pháp tu Thiền nói riêng vào Việt Nam. Từ khóa Phật giáo Phật giáo Việt Nam truyền bá Phật giáo truyền bá pháp tu Thiền. 1. Phật giáo truyền vào nước ta từ khi nào Nêu vấn đề với câu hỏi như trên bởi lẽ từ trước đến nay nhiều tư liệu ghi thời điểm Phật giáo truyền vào nước ta chưa nhất quán. Một số ý kiến cho rằng Phật giáo truyền vào nước ta từ thế kỉ II sau Công nguyên như sách Thiền uyển tập anh ngữ lục và các công trình của Trần Văn Giáp 193i Mật Thể 1943 Nguyễn Tài Thư chủ biên 1988 . Một số ý kiến khác lại cho rằng Phật giáo truyền vào nước ta từ cuối thế kỉ I trước Công nguyên như các công trình của Nguyễn Lang 197i Lê Mạnh Thát 1976 1 . Vấn đề vừa nêu tưởng như đơn giản và đã giải quyết ngã ngũ vì từ đầu thế kỉ XX đến nay các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam lịch sử tư tưởng Việt Nam lịch sử Phật giáo Việt Nam văn học Việt Nam thời Trung đại đã bàn nhiều nhưng ngẫm lại vẫn còn có điều để bàn thêm. Ngay cả tài liệu xưa nhất về lịch sử Phật giáo Việt Nam là Thiền uyển tập anh ngữ lục được viết từ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN