tailieunhanh - Tiểu luận: Thuyết kiến tạo mảng

Kiến tạo mảng khống chế toàn bộ quá trình tiến hóa của trái đất, vì vậy việc vận dụng những nguyên lý của học thuyết kiến tạo mảng vào nghiên cứu địa chất học hiện đại cũng như tiếp tục bổ sung, hoàn thiện học thuyết kiến tạo này là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của các nhà địa chất đương đại. Và để hiểu hơn về học thuyết này mời các bạn tham khảo tiểu luận: Thuyết kiến tạo mảng sau đây. | Do sự lan truyền các sóng chấn động do động đất ở biển nên kéo theo sóng thần. Ngày 26 tháng 12 năm 2004, động đất có tâm chấn nằm ngoài khơi đảo Sumatra khoảng 160 km với cường độ theo thang Richter lên đến này là nơi tiếp giáp của hai mảng kiến tạo lớn, tức mảng Ấn- Úc chạm vào mảng kiến tạo Indonesia (một phần của mảng kiến tạo Âu Á ) hai mảng này cọ sát mạnh, mảng Ấn Độ chìm hút dưới mảng kiến tạo Indonesia, gây động đất mạnh, sâu dưới lòng đại dương. Động đất xảy ra dưới biển ở cách sâu đáy biển chừng 10km khiến đáy biển sinh ra các đứt gãy (faille), ép lượng nước khổng lồ phun lên tại các vùng hút chìm (subduction), và từ trung tâm chỗ động đất dưới biển sẽ tạo ra những đợt sóng cao, gọi là sóng thần, truyền đi cả ngàn cây số và với vận tốc hàng trăm km mỗi giờ, tàn phá các bờ biển phía đông Sri Lanka, phía đông Ấn Độ, nam Thái Lan, Miến Điện Khi sóng thần tiến vào bờ, tạo thành một dòng ngầm cực mạnh, khiến cho nước ven bờ rút vào khoảng 25 phút trước khi sóng ào tới. Nước rút nhanh bất thường và rời xa bờ khá xa là dấu hiệu của sóng thần sắp tấn công. Sóng thần di chuyển dưới biển sâu nhưng khi gần bờ biển cạn hơn, bờ tạo thành vật cản nên khối nước khổng lồ bị trồi lên khỏi mặt nước mỗi lúc một cao vì khi làn sóng trước chậm lại thì nước đàng sau tụ lại, tạo thành làn sóng có thể cao bằng cao ốc 10 tầng. Vùng Thái Bình Dương thường xuyên xảy ra sóng thần nên Mỹ có xây dựng hệ thống báo động sóng thần (Seismic seawawe warning system SSWS) đặt rải rác nhiều nơi trên sóng thần không những gây tang tóc cho hàng trăm ngàn người mà còn huỷ hoại luôn môi trường sống . Thực vậy, ruộng lúa, vườn tược đều bị nhiễm mặn khi nước biển tràn vào nên phải chờ nhiều năm chất mặn trôi đi mới trồng tỉa lại được.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN